Trung Quốc nghiên cứu và phát triển tàu đệm từ trường siêu tốc

Tổng Công ty Đường sắt Trung Quốc tuyên bố sẽ khởi động dự án nghiên cứu và phát triển tàu đệm từ trường siêu tốc có tốc độ lên tới 600 km/giờ.
Trung Quốc nghiên cứu và phát triển tàu đệm từ trường siêu tốc ảnh 1Tàu siêu tốc của Trung Quốc. (Nguồn: china.com)

Tân Hoa Xã ngày 22/10 đưa tin doanh nghiệp chế tạo thiết bị giao thông đường sắt lớn nhất của nước này là Tổng Công ty Đường sắt Trung Quốc (CRRC Corp. Ltd.) tuyên bố sẽ khởi động dự án nghiên cứu và phát triển tàu đệm từ trường siêu tốc có tốc độ lên tới 600 km/giờ.

CRRC cho biết Công ty trách nhiệm hữu hạn đường sắt miền Nam Sifang (CSR Sifang Co., Ltd.), đơn vị được giao trách nhiệm chính trong dự án, sẽ xây dựng tuyến đường sắt thử nghiệm dài hơn 5km để phục vụ công tác thử nghiệm.

Bên cạnh đó, CRRC cũng sẽ phát triển loại tàu có tốc độ 200 km/giờ nhằm mục đích thiết lập các hệ thống công nghệ và tiêu chuẩn trong nước đối với hệ thống giao thông đường sắt tốc độ trung bình và tốc độ cao thế hệ mới để có thể áp dụng trên phạm vi toàn cầu.

Bên cạnh dự án tàu cao tốc đệm từ trường siêu tốc, CRRC cũng đang gấp rút triển khai công tác nghiên cứu và phát triển loại tàu cao tốc xuyên biên giới có tốc độ tối đa lên tới 400 km/giờ nhằm phục vụ hiệu quả cho chiến lược “đi ra ngoài” của ngành đường sắt cao tốc của Trung Quốc. Loại tàu này có thể chạy được trên nhiều cỡ đường ray khác nhau, từ 0,60-1,676 m, và có thể tiết kiệm 10% năng lượng so với loại tàu cao tốc 350 km/giờ hiện nay của Trung Quốc.

Lĩnh vực đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã và đang thực sự bùng nổ trong những năm gần đây. Chiều dài của toàn bộ hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc tính tới thời điểm hiện nay đã lên tới 20.000km, và trở thành mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới.

Trung Quốc đã đưa vào hoạt động tuyến đường sắt đệm từ trường siêu tốc đầu tiên hoàn toàn được thiết kế và sản xuất ở trong nước kể từ ngày 6/5 tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, với tốc độ tối đa 100 km/giờ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.