Trung Quốc phản đối trừng phạt đơn phương nhằm vào giới làm ăn

Sau khi Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh về việc sử dụng thiết bị viễn thông nước ngoài, Trung Quốc kiên quyết phản đối các nước khác áp đặt các trừng phạt đơn phương nhằm vào các thực thể của mình.
Trung Quốc phản đối trừng phạt đơn phương nhằm vào giới làm ăn ảnh 1Gian hàng của Huawei tại Hội nghị di động thế giới ở Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 25/2/2019. (Ảnh: THX/ TTXVN)

Trung Quốc kiên quyết phản đối các nước khác áp đặt các trừng phạt đơn phương nhằm vào các thực thể của mình.

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong đã đưa ra tuyên bố trên ngày 16/5 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp tuyên bố trình trạng khẩn cấp quốc gia về việc cấm các công ty công nghệ trong nước sử dụng thiết bị viễn thông nước ngoài mà Washington cho là tiềm ẩn nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.

Phát biểu tại họp báo thường kỳ, ông Cao Phong nhấn mạnh Mỹ nên tránh gây thêm tác động đến quan hệ thương mại Trung-Mỹ.

Ông nhấn mạnh "Trung Quốc sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết nhằm quyết tâm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của các công ty Trung Quốc."

[Huawei phản ứng ra sao trước lệnh cấm vận của Tổng thống Mỹ Trump?]

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm quyền và lợi ích của giới doanh nghiệp nước này sau khi Mỹ nhằm vào tập đoàn công nghệ khổng lồ Huawei bằng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ.

Trước đó cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc và 70 chi nhánh của tập đoàn này vào "Danh sách Thực thể," trong một động thái nhằm cấm tập đoàn khổng lồ này mua các bộ phận và công nghệ từ các công ty của Mỹ nếu chưa có sự đồng ý của chính phủ Mỹ.

Tập đoàn Huawei đã ra tuyên bố khẳng định "các hạn chế vô lý" của Mỹ đã xâm phạm các quyền của tập đoàn này.

Tuyên bố nhấn mạnh: "Hạn chế Huawei kinh doanh tại Mỹ sẽ không khiến nước Mỹ an ninh hơn hoặc mạnh hơn, mà cuối cùng sẽ chỉ làm tổn hại lợi ích của các công ty và người tiêu dùng Mỹ khi họ buộc phải lựa chọn nhà cung cấp thay thế đắt đỏ và yếu kém hơn"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.