Trung Quốc sẽ phóng 2 vệ tinh thử nghiệm vào quỹ đạo Mặt Trăng

Hai vệ tinh sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh giá khả năng sử dụng và tính hiệu quả của các công nghệ mớ như công nghệ truyền tín hiệu có độ tin cậy cao và công nghệ hiệu chuẩn.

Tên lửa Gravity-1 mang theo 3 vệ tinh viễn thám rời bệ phóng ở ngoài khơi bờ biển tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 11/1/2024. (Ảnh minh họa: THX/TTXVN)
Tên lửa Gravity-1 mang theo 3 vệ tinh viễn thám rời bệ phóng ở ngoài khơi bờ biển tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 11/1/2024. (Ảnh minh họa: THX/TTXVN)

Tân Hoa xã ngày 4/2 đưa tin Trung Quốc dự kiến sẽ phóng 2 vệ tinh thử nghiệm vào quỹ đạo Mặt Trăng để thiết lập liên lạc giữa hành tinh này và Trái Đất.

Thông cáo báo chí mà Phòng thí nghiệm khám phá không gian sâu của Trung Quốc công bố hôm 3/2 cho biết, hai vệ tinh giống nhau, có trọng lượng lần lượt là 61kg và 15kg, sẽ bay trên quỹ đạo quanh Mặt Trăng.

Trong quá trình này, hai vệ tinh sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh giá khả năng sử dụng và tính hiệu quả của các công nghệ mới chẳng hạn như công nghệ truyền tín hiệu có độ tin cậy cao và công nghệ hiệu chuẩn.

Ban đầu, hai vệ tinh sẽ được đưa vào quỹ đạo chuyển giao giữa Mặt Trăng và Trái Đất, cùng với vệ tinh chuyển tiếp Thước Kiều 2 (Queqiao-2). Sau đó, hai vệ tinh sẽ trải qua quá trình phanh gần bề mặt Mặt Trăng, trước khi đi vào quỹ đạo hình elip của Mặt Trăng.

Trung Quốc dự kiến phóng vệ tinh chuyển tiếp Thước Kiều 2 vào nửa đầu năm 2024. Vệ tinh này đóng vai trò là chuyển tiếp cho giai đoạn 4 trong chương trình thám hiểm Mặt Trăng của nước này.

Vệ tinh Thước Kiều 2 sẽ cung cấp dịch vụ liên lạc cho các sứ mệnh Hằng Nga (Chang'e) 4, 6, 7 và 8.

Hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh chương trình thám hiểm Mặt Trăng và nước này dự kiến đưa người lên hành tinh này vào trước năm 2030./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.