Trung Quốc thăng hạng về chỉ số niềm tin FDI

Báo cáo của công ty tư vấn quản lý toàn cầu Kearney cho rằng bước tiến của Trung Quốc trong bảng xếp hạng một phần là nhờ đã nới lỏng kiểm soát vốn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào tháng 9/2023.

Công nhân làm việc tại nhà máy Jack Sewing Machine ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)
Công nhân làm việc tại nhà máy Jack Sewing Machine ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong báo cáo Chỉ số niềm tin Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) năm 2024 của công ty tư vấn quản lý toàn cầu Kearney công bố gần đây đã nâng hạng Trung Quốc từ thứ bảy lên thứ ba, sau Mỹ và Canada.

Báo cáo cho rằng bước tiến của Trung Quốc trong bảng xếp hạng một phần là nhờ nước này đã nới lỏng kiểm soát vốn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào tháng 9/2023.

Lần thứ hai trong lịch sử 26 năm của chỉ số Niềm tin FDI, Kearney đưa vào bảng xếp hạng độc quyền các thị trường mới nổi nhằm cung cấp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cái nhìn sâu sắc về thị trường mới nổi nào hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư hiện tại và trong ba năm tới.

Trung Quốc đứng đầu trong danh sách 25 thị trường, tiếp theo là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Saudi Arabia, Ấn Độ, Brazil, Mexico, Ba Lan và Argentina .

Những người tham gia khảo sát cho rằng năng lực công nghệ và đổi mới là ưu tiên hàng đầu của họ trong việc lựa chọn điểm đến đầu tư trong năm nay. Sự ưu tiên dành cho các thị trường có sự phát triển công nghệ tiên tiến cũng được phản ánh ở những thị trường được xếp hạng hàng đầu.

Đáng chú ý, năng lực nghiên cứu và phát triển đã tăng 4 bậc để trở thành ưu tiên quan trọng thứ 6 đối với các nhà đầu tư trong năm 2024, nhờ những tiến bộ nhanh chóng về trí tuệ nhân tạo (AI) đang thu hút sự quan tâm và vốn của các nhà đầu tư.

Trong thời gian còn lại của năm 2024, mối lo ngại của những nhà đầu tư về căng thẳng địa chính trị vẫn kéo dài, cùng với dự đoán về môi trường pháp lý kinh doanh hạn chế hơn ở các thị trường phát triển và mới nổi.

Kể từ khi thành lập vào năm 1998, Chỉ số Niềm tin FDI của Kearney là cuộc khảo sát thường niên dành cho các nhà điều hành doanh nghiệp toàn cầu nhằm xếp hạng các thị trường có khả năng thu hút nhiều vốn đầu tư nhất trong ba năm tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.