Tùng Dương, Anh Thơ biểu diễn trong đêm nhạc Nguyễn Anh Trí

Tối 9/9, đêm nhạc Nguyễn Anh Trí sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với sự tham gia của các ca sỹ như: Anh Thơ, Tùng Dương, Tố Nga, Phạm Phương Thảo…
Tùng Dương, Anh Thơ biểu diễn trong đêm nhạc Nguyễn Anh Trí ảnh 1Các ca sỹ sẽ tham gia biểu diễn trong đêm nhạc Nguyễn Anh Trí.

Tối 9/9, đêm nhạc Nguyễn Anh Trí sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với sự tham gia của những nghệ sỹ có tên tuổi như nghệ sỹ nhân dân Quang Vinh (tổng đạo diễn), Anh Thơ, Tùng Dương, Tố Nga, Phạm Phương Thảo, Vũ Thắng Lợi, Lương Huy…

[Đêm nhạc Johann Strauss và Antonin Dvorak sẽ diễn ra tại TP.HCM]

Đêm nhạc do Hội nhạc sỹ Việt Nam phối hợp với Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam; Nhà hát Ca múa nhạc Dân gian Việt Bắc; Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam… và Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức.

Đây là hoạt động văn hóa nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của tác giả Nguyễn Anh Trí, đồng thời như một lời tri ân với gia đình đồng nghiệp, bạn bè, người mến mộ… đã sát cánh cùng tác giả trên con đường khoa học và âm nhạc.

​Trong đêm nhạc sẽ có 18 ca khúc đặc sắc nhất được chọn để biểu diễn, và chia thành ba chủ đề: Bài ca Mẹ Việt Nam anh hùng, Nhớ những mùa Đông, Mẹ và những miền quê mẹ.

​Ông Nguyễn Anh Trí sinh ra ở miền quê Lệ Thủy, Quảng Bình, là Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương từ năm 2003 đến nay. Tính đến nay, giáo sư Nguyễn Anh Trí đã có trên 220 công trình nghiên cứu khoa học các cấp đã được công bố ở trong và ngoài nước; 16 cuốn sách về lĩnh vực truyền máu.

Ông còn là hội viên Hội nhạc sỹ Việt Nam. Tính đến thời điểm này nhạc sỹ Nguyễn Anh Trí đã sáng tác được hơn 40 ca khúc, tiêu biểu như: Cờ đỏ sao vàng; Lời thỉnh cầu từ Mẹ Biển Đông; Tiếng gọi “Mẹ ơi”; Bài ca Mẹ Việt Nam Anh hùng; Bản trường ca trên mặt trống đồng; Xúy Vân; Cô Tấm ơi: Về với Đền Hùng; Thánh địa My Sơn; Sống mãi với Thu vàng…/.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn Ngày giải phóng Thủ đô trong kho tàng âm nhạc

Dấu ấn Ngày giải phóng Thủ đô trong kho tàng âm nhạc

Những năm tháng chiến tranh trước, sau ngày Giải phóng Thủ đô để lại dấu ấn trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có âm nhạc; nhiều tác phẩm trở thành bất hủ, thậm chí thành biểu tượng của Hà Nội.