Tỷ phú Jack Ma làm cố vấn Ủy ban thương mại điện tử Indonesia

Tỷ phú Jack Ma đồng ý làm cố vấn Ủy ban thương mại điện tử Indonesia

Jack Ma, Chủ tịch trang kinh doanh trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc, đã chấp nhận trở thành cố vấn Ban chỉ đạo thương mại điện tử của chính phủ Indonesia.
Tỷ phú Jack Ma đồng ý làm cố vấn Ủy ban thương mại điện tử Indonesia ảnh 1Jack Ma. (Nguồn: usatoday.com)

Jack Ma, Chủ tịch trang kinh doanh trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc - tập đoàn Alibaba, đã chấp nhận lời mời của Tổng thống Indoensia Joko Widodo để trở thành cố vấn Ban chỉ đạo thương mại điện tử của chính phủ Indonesia.

Trước đó trong chuyến thăm trụ sở Tập đoàn Alibaba ở Hàng Châu của Tổng thống Jokowi nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao G20, ông Jokowi đã mời tỷ phú Jack Ma làm cố vấn Ban chỉ đạo thương mại điện tử Indonesia.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia, chính phủ vừa công bố lộ trình phát triển ngành thương mại điện tử Indonesia gồm 31 sáng kiến tập trung vào bảy vấn đề gồm: Tài trợ thành lập, hậu cần, bảo vệ người tiêu dùng, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, điều chỉnh thuế, phát triển nguồn nhân lực và an ninh mạng.

Lộ trình phát triển thương mại điện tử sẽ được theo dõi và “nuôi dưỡng” bởi một ủy ban gồm 10 thành viên do Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Darmin Nasution chỉ đạo cùng với sự tham gia của đại diện các Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Thương mại, Ngân hàng Indonesia (BI), Cơ quan Dịch vụ Tài chính (OJK) và một số cơ quan khác.

Indonesia là nước có lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) lớn nhất Đông Nam, khoảng 50 triệu doanh nghiệp, nhưng chỉ một phần rất nhỏ (khoảng 1 triệu doanh nghiệp) tham gia kinh doanh trực tuyến.

Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có khoảng 8 triệu doanh nghiệp SMEs kết nối internet và tham gia thương mại điện tử.

Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Indonesia, Aulia E. Marinto đánh giá giao dịch thương mại điện tử có khả năng sẽ tăng gấp 3 lần, từ 8 tỷ USD năm 2013 lên khoảng 24,6 tỷ USD Mỹ trong năm nay nhờ sự phát triển đột biến của số người sử dụng Internet và tầng lớp trung lưu./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.