Ukraine đàm phán với các thể chế tài chính quốc tế để giảm nợ

Ngày 21/7, quan chức phụ trách quản lý nợ công của Chính phủ Ukraine Yuriy Butsa cho biết Ukraine sẽ đàm phán với các thể chế tài chính quốc tế lớn về cách thức giảm nợ của nước này trong tương lai.
Ukraine đàm phán với các thể chế tài chính quốc tế để giảm nợ ảnh 1Quốc kỳ Ukraine. (Nguồn: Reuters)

Ukraine sẽ đàm phán với các thể chế tài chính quốc tế lớn về cách thức giảm nợ của nước này trong tương lai.

Quan chức phụ trách vấn đề quản lý nợ công của Chính phủ Ukraine Yuriy Butsa, ngày 21/7 đã đưa ra thông báo này, một ngày sau khi Kiev đề nghị các chủ nợ quốc tế "đóng băng" khoản nợ của nước này trong 2 năm để Ukraine có thể tập trung nguồn lực đang cạn kiệt.

Hiện đề nghị này được các nước lớn của phương Tây và các tổ chức tài chính lớn đã cho Ukraine vay tiền ủng hộ.

Theo ông Butsa, Ukraine đang đàm phán với các thể chế tài chính quốc tế và cách tiếp cận pháp lý có thể khác nhau. Ông cho rằng vẫn còn sớm để nói về quy trình nhưng Ukraine đã thảo luận những vấn đề này với các chủ nợ và mong muốn của Kiev là giảm nợ trong tương lai.

[Ukraine tìm cách đàm phán hoãn thanh toán nợ nước ngoài]

Ông Butsa cho biết thêm trên giấy tờ, trong năm 2022, Ukraine cần phải trả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhiều hơn số tiền mà Kiev sẽ nhận được. Ngoài ra, việc tiến tới một chương trình hỗ trợ mới của IMF ở thời điểm hiện tại là không thể.

Theo ông Butsa, Ukraine sẽ đàm phán với IMF và các đối tác khác về một giải pháp có thể.

Ukraine ước tính cuộc xung đột giữa nước này với Nga cùng với nguồn thu từ thuế thấp hơn đang khiến ngân sách quốc gia Đông Âu thiếu hụt khoảng 5 tỷ USD/tháng, tương đương với 2,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine thời điểm trước khi xảy ra xung đột.

Các nhà kinh tế ước tính tình trạng này khiến thâm hụt ngân sách hằng năm của Ukraine có thể lên đến 25% GDP, tăng mạnh so với mức 3,5% GDP trước xung đột./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.