Ứng dụng tự đo thính lực và chuyển kết quả trực tuyến tới bác sỹ

Các nhà khoa học Uganda vừa giới thiệu một ứng dụng điện thoại đầu tiên có khả năng kiểm tra thính lực dành cho những người nằm trong nhóm có nguy cơ bị điếc cao.
Ứng dụng tự đo thính lực và chuyển kết quả trực tuyến tới bác sỹ ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: psychologicalscience)

Các nhà khoa học Uganda vừa giới thiệu một ứng dụng điện thoại có khả năng kiểm tra thính lực dành cho những người nằm trong nhóm có nguy cơ bị điếc cao.

Đây cũng là ứng dụng đo thính lực trên điện thoại đầu tiên trên thế giới có khả năng chia sẻ kết quả kiểm tra trực tuyến tới các bác sỹ chuyên khoa tai-mũi-họng.

Dựa trên nguyên tắc đo sóng âm thuần, ứng dụng có tên Wulira này sẽ sản sinh âm thanh có tần số từ 125 hertz tới 8.000hertz cùng cường độ âm từ 0 đến 100decibels.

Sau khi kích hoạt, người sử dụng có thể tự kiểm tra thính lực của mình bằng cách bấm vào các dải âm khác nhau, sau đó trả lời xem có nghe được không. Kết quả cuối cùng sẽ được gửi từ điện thoại của bệnh nhân tới điện thoại bác sỹ chuyên khoa Tai-mũi-họng cũng thông qua ứng dụng này.

[Hàn Quốc phát triển công nghệ chẩn đoán giảm trí nhớ nhờ xét nghiệm]

Được 4 nghiên cứu sinh Đại học Makerere của Uganda phát triển, Wulira hiện đã có mặt trên kho ứng dụng Google Play và có thể tải xuống hoàn toàn miễn phí.

Theo Bộ Thông tin và Công nghệ thông tin Uganda, ứng dụng này sắp tới sẽ được phát triển trên những nền tảng khác như iStore để có thể trở nên phổ biến hơn.

Nhận xét về Wulira, Chánh Văn phòng Bộ Công nghệ-Thông tin Uganda Kenneth Bagarukayo nhấn mạnh đây là một sản phẩm mang tính sáng tạo và công nghệ cao của các nhà khoa học Uganda, được xây dựng nhằm giúp ngăn chặn và chữa trị kịp thời những người có nguy cơ bị mất thính lực.

Ông hy vọng ứng dụng này sẽ được áp dụng phổ biến không chỉ tại Uganda - nơi có khoảng 1% dân số bị mất thính lực, mà còn nhiều khu vực khó khăn khác tại châu Phi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.