Venezuela trở thành nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới

Quốc hội Venezuela mới đây công bố số liệu lạm phát ở quốc gia châu Mỹ này tăng lên mức 13.779% trong năm 2017, qua đó đưa Venezuela trở thành nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới.
Venezuela trở thành nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới ảnh 1Các nghị sỹ tại phiên họp Quốc hội Venezuela ở Caracas. (Ảnh: EPA/TTXVN)

Quốc hội Venezuela mới đây đã công bố số liệu cho thấy lạm phát ở quốc gia châu Mỹ này đã tăng lên mức 13.779% trong năm 2017, qua đó đưa Venezuela trở thành nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới.

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo lạm phát của Venezuela trong năm nay sẽ có thể vượt mức 13.800%.

Dù là một nước xuất khẩu dầu mỏ, nhưng Venezuela đang trong tình trạng thiếu lương thực và thuốc men nghiêm trọng sau một thời gian mặt hàng "vàng đen" này sụt giá mạnh.

[Tổng thống Venezuela kêu gọi phe đối lập đối thoại sau bầu cử]

Venezuela cũng đang vất vả tìm cách đối phó với tình trạng siêu lạm phát và nguy cơ vỡ nợ giữa lúc đang phải hứng chịu nhiều lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Chính phủ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã phải in thêm tiền trong bối cảnh dự trữ ngoại hối giảm và đồng nội tệ bolivar đã gần như vô giá trị.

Theo một số quan chức cấp cao của nước này, Venezuela cần phải xây dựng chính sách tài chính và tỷ giá hối đoái mới nhằm ổn định giá trị của đồng nội tệ.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Tài chính Mỹ ngày 7/5 thông báo đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 20 công ty (phần lớn có trụ sở tại Venezuela) và ba công dân Venezuela; trong đó có một cựu quan chức tình báo hàng đầu của nước này, vì bị cáo buộc liên quan tới các hoạt động buôn bán ma túy.

Trong số các công ty bị trừng phạt, 16 công ty có trụ sở ở Venezuela và số còn lại có trụ sở tại Panama. Những công ty này đều do ba công dân Venezuela nói trên sở hữu hoặc điều hành./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.