Việc tái cân bằng nền kinh tế Trung Quốc có thể mất 25 năm

Để tái cân bằng nền kinh tế, dịch chuyển thành công từ mô hình dựa nhiều đầu tư và xuất khẩu sang kinh tế theo hướng tiêu dùng, Trung Quốc có thể mất đến 25 năm.
Việc tái cân bằng nền kinh tế Trung Quốc có thể mất 25 năm ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Tờ Đại kỷ nguyên của Hong Kong ngày 8/12 cho rằng để tái cân bằng nền kinh tế, dịch chuyển thành công từ mô hình dựa nhiều đầu tư và xuất khẩu sang nền kinh tế theo hướng tiêu dùng, Trung Quốc có thể mất đến 25 năm.

Chuyên gia kinh tế Trung Quốc của trường Đại học Bắc Kinh, giáo sư Michael Pettis cho rằng xuất khẩu, chế tạo và đầu tư tại Trung Quốc đang chững lại. Quá trình này sẽ còn kéo dài.

Khoảng cách giữa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu nhập hộ gia đình là quan trọng nhất để cân bằng lại nền kinh tế.

Theo số liệu chính thức, ngay cả khi GDP tăng trưởng ở mức 6,9% và thu nhập của hộ gia đình đang tăng ở mức 7,7%, Trung Quốc vẫn sẽ mất 25 năm để tái cân bằng kinh tế.

Cũng theo ông Pettis, đây là mức tối thiểu để phù hợp với việc tái cân bằng thực sự của nền kinh tế.

Sở dĩ Trung Quốc cần khoảng thời gian dài để tái cân bằng nền kinh tế vì nếu tái cân bằng kinh tế trong khoảng thời gian chẳng hạn như 10 năm, tổng nợ sẽ tăng lên rất nhiều, gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính là điều không thể tránh khỏi.

Ông Pettis cho rằng bất kỳ nước nào trong lịch sử đạt được bước ngoặt trong lĩnh vực tài chính đều phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ. Trung Quốc có thể tránh vấn đề này nếu như Bắc Kinh hoàn thành cải cách hệ thống tài chính của mình.

Tuy nhiên, điều này có thể không xảy ra khi Trung Quốc chưa xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính.

Một cách khác Trung Quốc có thể áp dụng là bắt đầu hàng năm chuyển 2-4% GDP cho các hộ gia đình, và thực hiện điều này trong một thời gian dài - việc có thể ổn định nợ ở mức bền vững, và tăng trưởng có thể duy trì tương đối cao. Tuy nhiên, điều này lại gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Chính vì thế, ông Michael Pettis cho rằng Bắc Kinh phải lựa chọn giữa nợ cao hơn, hay tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, hoặc chuyển sự giàu có từ khu vực nhà nước sang khu vực hộ gia đình. Tuy nhiên, cả ba sự lựa chọn này đều là điều Chính phủ Trung Quốc không muốn thực hiện./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.