Viện Kiểm sát có nên dự các phiên tòa dân sự?

Các đại biểu Quốc hội tranh luận về quy định nên hay không nên có sự tham gia của đại diện Viện Kiểm sát trong các phiên tòa dân sự.
Sáng 25/11, tiếp tục thảo luận về Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, các đại biểuQuốc hội tranh luận thẳng thắn về quy định nên hay không nên có sự tham gia củađại diện Viện Kiểm sát trong các phiên tòa dân sự.

Quanh chủ đề này, mặc dù các đại biểu đều tán thành việc sửa đổi Bộ luật Tố tụngdân sự, tuy nhiên vẫn có hai luồng ý kiến trái ngược nhau.

Các đại biểu Võ Thị Thúy Loan (Tiền Giang), Vi Thị Hương (Điện Biên) đều khôngđồng tình với việc tăng cường sự tham gia của đại điện Viện Kiểm sát trong cácphiên tòa xét xử các vụ việc dân sự, bởi quá trình giải quyết vụ kiện dân sựtrên tinh thần thỏa thuận, hai bên đương sự có quyền chấm dứt vụ kiện bất kỳ lúcnào.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Duy Hữu (Đắk Lắk) cho rằng nếu quy định để đạidiện Viện Kiểm sát tham gia giải quyết vụ án dân sự, tham dự các phiên tòa xétxử các vụ kiện dân sự thì những phát biểu quan điểm của Viện Kiểm sát có thể sẽtác động ít nhiều đến đương sự và Hội đồng xét xử. Điều này khó đảm bảo kháchquan cho tiến trình giải quyết vụ việc.

Các đại biểu Trần Đình Nhã (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Hồ Trọng Ngũ (Ninh Thuận) chorằng chỉ nên quy định đại diện Viện Kiểm sát tham gia vào các vụ việc dân sự mộtcách chừng mực bởi, bởi sự có mặt của Viện Kiểm sát có thể dẫn đến tình trạngTòa án thu thập chứng cứ, Viện Kiểm sát đánh giá chứng cứ, phát biểu quan điểm.

Theo đại biểu Ngũ, như vậy là làm biến dạng quan hệ dân sự, không đúng với bảnchất “việc dân sự, cốt ở hai bên” trong quan hệ pháp luật dân sự.

Dẫn chiếu Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, Viện Kiểm sáttrong tương lai sẽ xây dựng theo mô hình Viện Công tố, đại biểu Nguyễn ĐăngTrừng (Thành phố Hồ Chí Minh) đề xuất Viện Kiểm sát chỉ nên tham gia vào cácphiên tòa dân sự với mục đích kiểm sát việc tuân thủ pháp luật chứ không nênphát biểu về các vấn đề liên quan đến nội dung vụ án.

Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng lập luận, về nguyên tắc, trách nhiệm của Viện Kiểmsát chỉ đại diện và bảo vệ cho quyền lợi, tài sản của Nhà nước bị xâm hại. Trongkhi đó, đối với vụ việc dân sự thì quyền lợi của đương sự cần phải được bảo vệ,việc này thuộc về trách nhiệm của luật sư.

Trái với luồng ý kiến này, các đại biểu Phạm Quốc Anh (Đồng Nai), Hồ Văn Năm(Đồng Nai) đặt vấn đề, chức năng của Viện Kiểm sát là ở đâu có xét xử, ở đó phảicó vai trò của Viện Kiểm sát để giám sát hoạt động xét xử của tòa án. Các đạibiểu này đồng tình với quan điểm tăng cường sự có mặt của Viện Kiểm sát để giámsát quá trình xét xử vụ việc dân sự.

Đại biểu Đặng Văn Khanh (Hà Nội) phân tích, trên thực tế có rất nhiều trường hợpđương sự không am hiểu pháp luật nên rất khó để tự bảo vệ quyền lợi của mình màcũng không có tiền để thuê luật sư. Không phải trường hợp nào đương sự cũng pháthiện sự thiếu khách quan của thẩm phán trong quá trình thu thập, đánh giá chứngcứ. Việc này dẫn đến tình trạng quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khôngđược đảm bảo. Đó cũng là nguyên nhân của số lượng lớn các kháng cáo, kháng nghị.

Đại biểu Khanh khẳng định việc sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự theo hướng tăngcường có sự có mặt của Viện Kiểm sát trong quá trình giải quyết các vụ việc dânsự là cần thiết.

Trong buổi thảo luận, các đại biểu cũng đề nghị sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sựtheo hướng chỉ nên duy trì cơ chế hai cấp xét xử; giao cơ quan định giá độc lậpđể định giá tài sản, đảm bảo tính khách quan; trong trường hợp không ký hợp đồngvới cơ quan định giá được thì mới giao cho Tòa án Nhân dân nhưng Chủ tịch Hộiđồng định giá phải là người của cơ quan tài chính.

Các đại biểu cũng cho rằng Bộ luật nên quy định về nghĩa vụ chứng minh và xuấttrình chứng cứ nên sửa đổi theo hướng khuyến khích các bên thu thập xuất trìnhchứng cứ nhưng nghĩa vụ thu thập chứng cứ thuộc về cơ quan tòa án. Bởi lẽ, trongthực tế, rất nhiều người dân còn có thói quen mua bán trao tay, không giấy tờ,dẫn đến những khó khăn trong việc xuất trình chứng cứ./.

Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục