Đề xuất mô hình mới

Việt Nam đề xuất mô hình hợp tác ASEAN-Mỹ Latinh

Tại diễn đàn ở Indonesia, Thứ trưởng Việt Nam đề xuất ASEAN và Mỹ Latinh thiết lập mô hình mới cho hợp tác thương mại nông nghiệp.
Tại Diễn đàn thương mại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Mỹ Latinh(ALBF), diễn ra trong hai ngày 9-10/7 ở thủ đô Jakarta, Indonesia, Thứ trưởng BộCông Thương, trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú đã có bài phát biểunhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữaASEAN và Mỹ Latinh.

Thứ trưởng đồng thời cho rằng hai khu vực có thể thiết lập các mô hìnhmới cho thương mại nông nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác giữa đôi bên vàtăng cường đảm bảo an ninh lương thực.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, các mô hình mới cho thương mại nông nghiệpASEAN-Mỹ Latinh có thể được thực hiện thông qua thúc đẩy trao đổi thông tin vàcơ hội hợp tác giữa các nước trong hai khu vực; tạo điều kiện để cộng đồng doanhnghiệp thiết lập các mối kết nối hiệu quả giữa các nhà cung cấp và các nhà nhậpkhẩu nông sản.

Hai bên có thể phối hợp để cắt giảm vàloại bỏ các rào cản nông nghiệp, trong khi cho phép các nước đang phát triểnđược hưởng cơ chế bảo vệ và đối xử đặc biệt nhằm khuyến khích các sản phẩm củahọ; củng cố hệ thống cảnh báo sớm về khủng hoảng lương thực, đưa ra các giảipháp hiệu quả và kịp thời.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú nhấn mạnh rằng một trong những mục tiêu quan trọng củacác mô hình mới cho thương mại nông nghiệp ASEAN-Mỹ Latinh là đảm bảo an ninhlương thực thông qua đổi mới, đầu tư và hợp tác, các chính sách nông nghiệp đúngđắn, khuyến khích sự tham gia tích cực của nông dân.

Để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, các nước cần chú trọng gia tăng đầu tưvào sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, tạo điều kiện phát triển chothương mại nông nghiệp và xây dựng được hệ thống các chuỗi phân phối lương thựcổn định.

Diễn đàn Thương mại ASEAN-Mỹ Latinh, diễn ra trong hai ngày 9-10/7 với chủ đề“Hướng tới một tương lai bền vững”, với sự tham gia của đông đảo đại diện doanhnghiệp và quan chức thương mại cấp cao ASEAN và Mỹ Latinh, đã tập trung thảoluận và trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề, trong đó có triển vọng hợp tác ASEAN-MỹLatinh; tương lai đầu tư vào các nền kinh tế đang nổi; kêu gọi hành động vì anninh lương thực và an ninh năng lượng...

Những đề xuất của đoàn Việt Nam cũng như gian hàng trưng bày giới thiệu về cáccơ hội hợp tác thương mại, đầu tư ở Việt Nam do Thương vụ Đại sứ quán Việt Namtại Indonesia thực hiện cùng các nước ASEAN khác khi tham gia chương trình chungcủa Ban tổ chức, thu hút sự chú ý của các đại biểu tham dự diễn đàn.

Trong phát biểu khai mạc diễn đàn ngày 9/7, Tổng thống Indonesia Susilo BambangYudhoyono đã kêu gọi giới doanh nghiệp các nước ASEAN và Mỹ Latinh tăng cườngthương mại và đầu tư song phương, vì đây là hai thị trường mới nổi có sự gắn kếtgiữa các nền kinh tế thành viên, có nhiều điểm tương đồng, cơ hội và tiềm năngphát triển vì lợi ích của người dân.

Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Hatta Rajasa nhấn mạnh rằng ASEAN vàcác nước Mỹ Latinh có nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng, tuy nhiên, trong tổnggiá trị trao đổi thương mại 8.400 tỷ USD của các nước Mỹ Latinh, phần lớn làtrao đổi thương mại với các nước ngoài ASEAN.

Ông Hata Ragiaxa cho biết ASEAN có thể đưa ra nhiều sáng kiến kinh doanh với cácnước Mỹ Latinh, bởi khối lượng thương mại của ASEAN với các nước khác đang ngàymột tăng, hiện ở mức 2.500 tỷ USD, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 3.300-3.500 tỷ USD.

Trong khi đó, một số nước Mỹ Latinh đã tham gia vào hành lang quan hệ đối tácxuyên Thái Bình Dương để tăng cường thương mại tự do giữa các quốc gia và tìmkiếm thị trường mới tại khu vực ASEAN.

Mặt khác, trong bối cảnh nhu cầu từ Mỹ và châu Âu giảm sút, Mỹ Latinh cũng khôngmuốn bị phụ thuộc quá nhiều vào trao đổi thương mại với hai thị trường này./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.