Việt Nam nổi lên là nền kinh tế triển vọng quan trọng của Đông Nam Á

Chuyên gia Ấn Độ, ông Pankaj Jha nhận định chuyến thăm của Thủ tướng Kishida Fumio nhằm tìm hiểu quan hệ hợp tác giữa hai nước, đưa Việt Nam vào mạng lưới thương mại Nhật Bản và khôi phục CPTPP.
Việt Nam nổi lên là nền kinh tế triển vọng quan trọng của Đông Nam Á ảnh 1Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chụp ảnh chung. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và an ninh thuộc Đại học Toàn cầu Jindal (Ấn Độ), ông Pankaj Jha mới đây đã đưa ra nhận định về việc Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thăm Việt Nam (30/4-1/5) sau khi kết thúc chuyến thăm Indonesia và chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng tiền nhiệm Yoshihide Suga năm 2020.

Theo ông, hai chuyến thăm này đã phản ánh Việt Nam nổi lên là một trong những nền kinh tế triển vọng quan trọng của Đông Nam Á.

Chuyến thăm của Thủ tướng Kishida diễn ra gần 5 tháng sau chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính tháng 11/2021.

Trong bài viết trên trang moderndiplomacy.eu, ông Pankaj Jha đã đề cập các cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và người đồng cấp Nhật Bản Kishida, trong đó nêu rõ Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.

Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nhật Bản nhằm tìm hiểu quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như phát triển khu công nghệ, công nghiệp phần mềm, khu chế xuất, đưa Việt Nam vào mạng lưới thương mại Nhật Bản, khôi phục Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và xem xét các khả năng khác nhau về quản lý kỹ năng, đào tạo nghề và quảng bá du lịch hai nước.

Theo ông Jha, chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nhật Bản nhằm mở ra ra các lĩnh vực liên quan khác mà cả hai nước có thể cùng hợp tác.

[Báo Nhật: Việt Nam là "đối tác quan trọng" với tầm nhìn của Nhật Bản]

Cả hai quốc gia đều yêu cầu các con đường thương mại tốt hơn và do đó, việc thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và thúc đẩy thương mại khu vực là ưu tiên của cả hai chính phủ.

Đề cập đến chuyến thăm của cựu Thủ tướng Suga đến Việt Nam năm 2020, ông Jha cho biết hai bên ký thỏa thuận hợp tác kinh tế và an ninh. Việt Nam cũng đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Hai nước được coi là những đối tác tự nhiên trong việc thúc đẩy an ninh khu vực, thương mại và đầu tư, đổi mới và nghiên cứu cũng như thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng khu vực./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.