Việt Nam sẽ cần khoảng 500.000 kế toán viên chuyên nghiệp

Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu về kế toán chuyên nghiệp sẽ tăng nhanh và Việt Nam sẽ cần khoảng 500.000 kế toán viên chuyên nghiệp.
Việt Nam sẽ cần khoảng 500.000 kế toán viên chuyên nghiệp ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Việt Nam đang hứa hẹn là thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt là khi nhiều hiệp định thương mại tự do sắp hoàn thành. Điều này theo lãnh đạo Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW) sẽ khiến Việt Nam phải đối mặt với thách thức về những chuẩn mực quốc tế trong ngành kế toán, tài chính.

​Nêu lên nhận định này trong buổi ra mắt văn phòng đại diện của ICAEW tại Việt Nam, được tổ chức chiều 10/11, ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á cho rằng, với những hiệp định thương mại tự do Việt Nam chuẩn bị ký kết, việc tuân thủ những chuẩn mực quốc tế luôn là thách thức.

Một trong những lĩnh vực được đại diện ICAEW nhấn mạnh là chuẩn mực kế toán, tài chính quốc tế đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đang tăng trưởng nhanh.

Điều này cũng được ông Michael Izza, Tổng giám đốc ICAEW toàn cầu khẳng định với đánh giá, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2025.

Theo ông, trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu về kế toán chuyên nghiệp sẽ tăng nhanh và Việt Nam sẽ cần khoảng 500.000 kế toán viên chuyên nghiệp.

Điều này theo ông là một trong những lý do mà ICAEW đã chính thức mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Đại diện ICAEW cũng cho hay, đơn vị này sẽ đào tạo và cấp bằng Chartered Account về kế toán, tài chính quốc tế cho các học viên Việt Nam.

Đối tác được phía ICAEW hướng tới qua đó không chỉ là cơ quan Nhà nước, các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán mà còn với các doanh nghiệp, tổ chức phi Chính phủ, tổ chức giáo dục, đào tạo,.../.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.