Việt Nam và Ai Cập tăng cường hợp tác thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương Mại Ai Cập đề cập đến nhiều cơ hội hợp tác công nghiệp, nông nghiệp, nghề cá, du lịch, dược phẩm.
Ngày 26/6, trong chuyến công tác tại Ai Cập, đoàn nghiên cứu thị trường và xúctiến thương mại Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang dẫn dầu đãlàm việc với Bộ Thương Mại Ai Cập.

Tại buổi làm việc, hai bên đã đề cập đến nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnhvực công nghiệp, nông nghiệp, nghề cá, du lịch và dược phẩm. Hai bên nhất trítăng cường trao đổi đoàn thăm lẫn nhau nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại giữahai nước.

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh kim ngạch buôn bán hai chiều và mở rộnghơn nữa lĩnh vực hợp tác cho tương xứng với tiềm năng của hai nước. Ai Cập mongmuốn học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Lê Dương Quang cho biết năm 2012, mặc dù nền kinh tếAi Cập gặp nhiều khó khăn do bất ổn chính trị, song trao đổi thương mại giữaViệt Nam và Ai Cập vẫn đạt khoảng 300 triệu USD, tăng hơn 12% so với năm 2011,trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập đạt 297,1 triệu USD, tănghơn 16%.

Thứ trưởng Lê Dương Quang cho rằng hai bên cần tích cực chuẩn bị cho kỳhọp lần thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ giữa hai nước và có các hoạt động thiếtthực nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và AiCập trong năm nay.

Thứ trưởng Lê Dương Quang khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm vềnhững lĩnh vực mà Ai Cập mong muốn và nhấn mạnh Đại sứ quán và Phòng Thương mạiViệt Nam tại thủ đô Cairo là cầu nối cho việc thúc đẩy trao đổi thương mại vàhợp tác giữa các doanh nghiệp của hai nước.

Đại diện Bộ Thương mại Ai Cập, ông Marawan Badr, Vụ trưởng Hợp tác quốc tế,đã kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Ai Cập, liên doanh, liên kết vớicác doanh nghiệp của nước này về chế biến các sản phẩm xuất khẩu.

Ông cho biết Ai Cập có các khu chế xuất thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế nằmở vị trí giao thương thuận lợi giữa ba châu Phi-Á-Âu. Do đó, Việt Nam có thể xemxét thêm hình thức hợp tác ba bên (Việt Nam-Ai Cập và một nước châu Á hoặc mộtnước châu Phi khác) để tham gia các hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại Ai Cập,một thị trường tiềm năng với trên 84 triệu dân.

Cùng ngày, tại trụ sở Phòng Thương mại và Công nghiệp Ai Cập đã diễn ra cuộcgặp gỡ và trao đổi thông tin giữa một số doanh nghiệp của hai nước.

Trước đó, đoàn đã đến Israel từ ngày 22-25/6 và đã làm việc với các bộ Kinh tế,Bảo vệ Môi trường và tổ chức hội thảo doanh nghiệp giữa hai nước với sự phối hợpcủa Liên đoàn các phòng Thương mại Israel.

Tiếp theo Ai Cập, đoàn sẽ làm việc với các bộ, ngành có liên quan của Sudannhư Thương Mại, Đầu tư, Công Nghiệp, Mỏ và Dầu khí để tìm hiểu cơ chế chínhsách, thông tin thị trường, ngành hàng và tiếp xúc trực tiếp với các doanhnghiệp nước này trong vài ngày tới./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.