Vinachem sẽ là đầu mối quản lý các dự án Apatit

Tất cả các dự án khai thác, sử dụng và chế biến quặng Apatit tại Lào Cai sẽ do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) làm đầu mối quản lý.
Tất cả các dự án khai thác, sử dụng và chế biếnquặng Apatit tại tỉnh Lào Cai sẽ do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) làmđầu mối quản lý.

Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàngcông bố tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2013 của Vinachem vào sáng 21/1.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ Công Thương đang hoàn chỉnh để chuẩn bịban hành quy chế quản lý quặng Apatit tại tỉnh Lào Cai.

Theo đó, dự thảo quy chếnày đã được các Bộ ngành liên quan nhất trí cao về việc tất cả các dự án khaithác, sử dụng và chế biến quặng Apatit tại tỉnh Lào Cai sẽ do Vinachem làm đầumối quản lý.

Dự thảo quy chế này cũng phù hợp với nguyện vọng của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai vàcác quy hoạch đã được phê duyệt.

Cụ thể, sẽ chỉ có hình thức hợp tác giữaVinachem với các doanh nghiệp khác theo đúng ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướngHoàng Trung Hải tại văn bản số 10680/VPCP-KTN ngày 26/12/2012.

Về phía Vinachem, Tập đoàn cũng kiến nghị Chính phủ và Bộ Công Thương cầnưu tiên quặng Apatit cho sản xuất phân bón trong nước, đáp ứng nhu cầu phân bónphục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực.

Vì vậy, quy chế khôngnên khuyến khích hợp tác đầu tư để sản xuất sản phẩm mới từ Apatit, trừ các sảnphẩm trung gian để làm nguyên liệu cho sản xuất phân bón chứa lân.

Năm 2012, sản lượng quặng sản xuất đạt gần 2,4 triệu tấn; trong đó, lượngquặng cấp cho các đơn vị phân bón đạt 1,9 triệu tấn đảm bảo không có đơn vị sảnxuất phân bón nào bị thiếu nguyên liệu sản xuất.

Cũng trong năm 2012, Vinachemđã khánh thành và đưa nhà máy Tuyển Bắc Nhạc Sơn vào vận hành thương mại; tổchức tuyển thành công quặng loại II trên quy mô bán công nghiệp và đang xúc tiếnđể đầu tư tuyển quặng II trên quy mô công nghiệp./.

Nguyễn Kim Anh (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.