Được sự ủy quyền của Chính phủ Việt Nam, Thứ trưởng Tài chính Trương ChíTrung đã cùng ông Claudio Felici, Bộ trưởng Tài chính và Ngân sách Cộng hòa SanMarino ký chính thức Hiệp định nói trên nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đốivới các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản và tăng cường sự phát triển có kỷcương của quan hệ kinh tế hai nước trong khuôn khổ hợp tác lớn hơn.
Tại lễ ký kết, Thứ trưởng Trương Chí Trung cho biết Hiệp định tránh đánhthuế hai lần giữa Việt Nam và San Marino có những điều khoản quy định rất rõ vềviệc thu thuế của doanh nghiệp hai nước khi hợp tác, làm ăn với nhau và cácdoanh nghiệp chỉ phải nộp thuế ở một nước.
Ngoài ra, Hiệp định còn quy định vềviệc ngăn ngừa trốn thuế thu nhập, thuế tài sản cũng như trách nhiệm của của cánhân và doanh nghiệp hai nước khi đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam và San Marino.
Thứ trưởng Trương Chí Trung nhấn mạnh, việc ký kết Hiệp định tránh đánhthuế hai lần giữa Việt Nam và San Marino sẽ tạo ra một môi trường pháp lý vềthuế rất rõ ràng, ổn định để các nhà đầu tư hai bên tiến hành các hoạt động kinhdoanh và đầu tư. Bên cạnh đó, Hiệp định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúcđẩy, phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nướctrong thời gian tới, góp phần bảo đảm các ưu đãi về thuế đối với đầu tư nướcngoài tại Việt Nam, đồng thời mở ra quan hệ hợp tác kinh tế và đầu tư của ViệtNam với các nước châu Âu.
Thứ trưởng Trương Chí Trung khẳng định Việt Nam và San Marino sẽ tổ chứcthực hiện thành công Hiệp định này. Bộ Tài chính hai nước sẽ phối hợp tích cựcđể triển khai hiệp định một cách hiệu quả, tạo tiền đề tốt cho các hoạt độngtrao đổi kinh tế, thương mại song phương. Và khi Hiệp định có hiệu lực, khôngchỉ quan hệ hai nước phát triển mà đầu tư thương mại cũng sẽ phát triển theo,tạo nên dòng vốn đầu tư luân chuyển, thúc đẩy giao dịch thương mại giữa hai nướctốt hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hai bên cũng sẽ có thêm nhiều cơ hội tăngcường khả năng kinh doanh của mình.
Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính và Ngân sách San Marino, ông Felici chiasẻ, mặc dù Việt Nam và San Marino có những thể chế khác nhau, nhưng hai nước đãthành công khi ký kết được Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Trong bối cảnhkhủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay thì Hiệp định này có ý nghĩa rất quantrọng đối với một nước nhỏ như San Marino.
Mặc dù quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và San Marino hiện còn hạnchế, nhưng việc ký kết Hiệp định sẽ mang lại lại nhiều lợi ích, tạo sức hấp dẫnmới đối với sự hợp tác, phát triển của hai nước. Ngoài ra, Hiệp định cũng sẽ mởrộng môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp San Marinotiếp cận với luật pháp Việt Nam. Điều này thực sự mang lại lợi ích cho các nhàđầu tư San Marino khi đặt mối quan hệ giao thương với các doanh nghiệp Việt Namvà tăng vốn đầu tư vào Việt Nam.
San Marino là một trong những nước nhỏ nhất trên thế giới tại Châu Âu, códiện tích khoảng 61,5km2 với 30.000 dân, nằm trong vùng Emilia-Romagna thuộcmiền Trung Italy, nhưng là một nhà nước hoàn toàn độc lập với Italy. San Marinotheo thể chế cộng hòa nghị viện, có quan hệ ngoại giao với rất nhiều nước trênthế giới và là thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc. Việt Nam và San Marino thiếtlập quan hệ ngoại giao vào năm 2007.
Cùng ngày, nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 36 của Hội đồngQuản trị Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Thứ trương Trương ChíTrung đã gặp xã giao Phó Chủ tịch IFAD Kevin Cleaver. Trao đổi tại cuộc gặp, Thứtrưởng Trương Chí Trung đánh giá cao sự hỗ trợ, hợp tác của IFAD đồng thời ghinhận vai trò quan trọng của IFAD đối với sự phát triển kinh tế xã hội của ViệtNam, nhất là kinh nghiệm trong phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo tại ViệtNam thời gian qua.
Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của IFAD trong các dự ángiảm nghèo vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc của Việt Nam với điều kiệnvay có nhiều ưu đãi và sẵn sằng hợp tác tốt hơn trong thời gian tới nhằm đónggóp vào thành công chung của IFAD.
Thứ trưởng Trương Chí Trung cũng khẳng định, là một thành viên, Việt Namđã tham gia đóng góp tích cực vào hoạt động của IFAD tại Việt Nam cũng như trêntoàn cầu, đồng thời cũng hưởng ửng tối đa mọi lời kêu gọi của IFAD. Thời gianqua, Việt Nam đã cố gắng thực hiện một cách có hiệu quả nhất nguồn tài trợ củaIFAD trong các dự án tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch IFAD Kevin Cleaver cho biết IFAD rất tự hào là đối tác củaViệt Nam cũng như có đóng góp một phần vào thành công của Việt Nam trong các dựán phát triển nông nghiệp thời gian qua. Ông cũng bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽtiếp tục là một trong những thành viên tích cực, có trách nhiệm của IFAD.
Ngay sau buổi gặp với Phó Chủ tịch IFAD Kevin Cleaver, Thứ trưởng TrươngChí Trung và Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Hoàng Long đã thay mặt Chính phủvà Nhà nước CHXHCN Việt Nam trao Huân chương Hữu nghị cho bà Atsuko Toda, nguyênGiám đốc Quốc gia chương trình IFAD tại Việt Nam, vì sự đóng góp tích cực của bàđối với chương trình xóa đói giảm nghèo, các dự án nông thôn tại Việt Nam. Thứtrưởng Trương Chí Trung cũng thay mặt lãnh đạo Bộ Tài chính trao cho bà ÁtsukôTôđa Kỷ niệm chương vì những đóng góp của bà Tôđa đối với ngành Tài chính ViệtNam.
Bà Atsuko Toda là Giám đốc Chương trình quốc gia của IFAD phụ trách ViệtNam từ tháng 1/2004 đến tháng 4/2011. Từ tháng 1/2007, bà Atsuko Toda được cửsang mở Văn phòng quốc gia tại Việt Nam. Trong thời gian hơn 8 năm trực tiếpđiều hành, xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác của IFAD tại Việt Nam, bàđã tích cực hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong công cuộc phát triển nông nghiệp vànông thôn cũng như các chương trình xóa đói, giảm nghèo.
Phát biểu sau khi nhận Huân chương Hữu nghị và Kỷ niệm chương, bà AtsukoToda bày tỏ sự xúc động và cho biết bà rất trân trọng tình cảm mà Nhà nước vànhân dân Việt Nam dành cho bà.
Đối với bà, những ngày tháng làm việc tại Việt Nam là khoảng thời gian bàkhông bao giờ quên. Đặt tay lên tấm Huân chương đeo trước ngực, bà Atsuko Todanói một cách đầy cảm động: “Tôi yêu Việt Nam”./.