WEF Đông Á tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp

Việc tham dự WEF Đông Á tạo cơ hội cho các tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ, trao đổi hợp tác các tập đoàn lớn trên thế giới.
Nhân dịp Việt Nam tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á (WEFĐông Á) diễn ra tại Nay Pyi Taw (Myanmar), trong các ngày từ 5-7/6, Thứ trưởngNgoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả tham dự củaViệt Nam tại Hội nghị lần này.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

- Xin Thứ trưởng cho biết việc tham dự Hội nghị WEF Đông Á có ý nghĩa như thếnào đối với Việt Nam?

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Từ nhiều năm nay, Diễn đàn Kinh tế Thế giới(WEF) đã trở thành một trong những Diễn đàn quốc tế có uy tín, đề xuất các sángkiến, ý tưởng quan trọng về các giải pháp và các vấn đề kinh tế phát triển củathế giới và khu vực.

Hội nghị WEF Đông Á được tổ chức thường niên đã tạo diễn đàn đối thoại giữacác nhà lãnh đạo, quan chức chính phủ, giới doanh nghiệp, các học giả và tổ chứcdân sự về sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực Đông Á, biện pháp và phươnghướng tăng cường hợp tác và hội nhập khu vực, ứng phó với các thách thức chung,mới nổi, trong đó có cả các thách thức an ninh phi truyền thống như an ninhlương thực, biến đổi khí hậu...

Với chủ đề “Sự chuyển biến can đảm hướng tới hội nhập và phát triển toàn diện”,Hội nghị WEF Đông Á 2013 đặt trọng tâm vào hội nhập khu vực và chuyển đổi. Đâylà một lựa chọn phù hợp và rất đúng thời điểm bởi sự gắn kết chặt chẽ giữa haiquá trình này và sự cấp thiết phải có những bước đi mạnh mẽ để giúp mỗi quốc giavà cả khu vực vượt qua khó khăn thách thức và đạt được mục tiêu chung đã đề ra.

Hội nghị đã thu hút được sự tham gia của lãnh đạo nhiều nước trong khu vựcnhư Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Việt Nam, Tổng thống Philippines, Thủ tướngLào, Phó Thủ tướng Campuchia, Phó Thủ tướng Thái Lan và lãnh đạo nhiều tổ chứcquốc tế như Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển. Đâycũng là Hội nghị thu hút được số lượng đại biểu kỷ lục, với hơn 900 đại biểu làchính khách, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu và các học giả quốc tế đến từ 55quốc gia trên thế giới.

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăngtrưởng và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Diễn đàn kinh tế thế giới là nơiViệt Nam tham khảo và chia sẻ quan điểm cũng như kinh nghiệm phát triển với cácnước nhằm đưa nền kinh tế đất nước phát triển bền vững, đồng thời góp phần cùngcác nước ASEAN hoàn thành xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Diễn đàn cũng là nơi các tập đoàn hàng đầu thế giới có dịp tiếp kiến lãnh đạoViệt Nam để bày tỏ quan tâm và hợp tác với Việt Nam; các tập đoàn, doanh nghiệp ViệtNam gặp gỡ, trao đổi hợp tác với các tập đoàn lớn trên thế giới.

- Xin Thứ trưởng cho biết cụ thể hơn kết quả tham dự Hội nghị WEF Đông Á 2013của đoàn Việt Nam?

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Nhận lời mời của Tổng thống Myanmar và Chủ tịchWEF, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu đoàn Việt Nam gồm Lãnh đạoVăn phòng Chính phủ, các Bộ Khoa học Công nghệ, Ngoại giao, Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, dự Hội nghị WEF Đông Á 2013.

Lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam là thành viên của WEF, nhưFPT, Vina Capital, VIN Group, SOVICO… cũng được Ban tổ chức mời tham dự.

[Thủ tướng kết thúc chuyến tham dự WEF Đông Á 2013]

Trong bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc toàn thể, Thủ tướng Nguyễn TấnDũng đã khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là xây dựng một nền kinh tếthị trường năng động, cạnh tranh, nơi mà tất cả các thành phần kinh tế đều cóthể phát huy được tốt nhất khả năng của mình, đồng thời luôn chủ động, tích cựcđưa nền kinh tế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của một môi trường quốc tế hòa bình,ổn định, hợp tác, phát triển trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế; tự do lưuthông thương mại và đầu tư thông qua liên kết kinh tế; và hợp tác tin cậy, hiệuquả giữa các quốc gia trong giải quyết các thách thức chung của khu vực và thếgiới.

Đối với tiến trình hội nhập khu vực của ASEAN, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽlàm hết sức mình để cùng với Myanmar và các nước thành viên khác tăng cường hợptác liên kết, kết nối trên các lĩnh vực để cùng có lợi, cùng phát triển và đónggóp thiết thực vào xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Nỗ lực tăng cường kết nối và liên kết kinh tế của các nước trong khu vực tiểuvùng Mekong là một cấu phần không thể thiếu, trong đó có việc xây dựng các tuyếnhành lang kinh tế, điển hình là tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC).

Thủ tướng cũng đề nghị các quốc gia tăng cường hợp tác nhằm kịp thời giảiquyết những khó khăn vướng mắc và thúc đẩy sự phát triển của hành lang và kêugọi khu vực doanh nghiệp đầu tư vào những dự án phát triển kinh tế, xã hội tạicác địa phương dọc tuyến hành lang vì lợi ích của doanh nghiệp, của cộng đồng vàcủa cả khu vực.

Trong thời gian Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônNguyễn Thị Xuân Thu đã tham dự phiên họp về sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nôngnghiệp” nhằm thúc đẩy mô hình hợp tác công-tư (PPP) trong xây dựng nông nghiệpbền vững và bảo đảm an ninh lương thực.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã hoạt động tích cực tại Hội nghị Tậpđoàn Vina Capital chủ trì buổi ăn trưa, kết nối các doanh nghiệp trong khu vựctiểu vùng Mekong chia sẻ thông tin về những cơ hội và thách thức trong kinhdoanh tại khu vực; Tập đoàn FPT tham dự Hội nghị về Công nghệ thông tin vàtruyền thông; Tập đoàn VIN Group tham dự các hoạt động trong khuổn khổ Diễn đàncác nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu...

Thông qua các hoạt động này, đoàn Việt Nam đã đóng góp vào các cuộc thảo luậnvề hội nhập và phát triển toàn diện tại khu vực Đông Á, đã giới thiệu tới cộngđồng quốc tế về chính sách, tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Bên lề Hội nghị, Thủ tướng đã tiếp một số tập đoàn hàng đầu thế giới như GeneralElectrics, Unilever, Phillips, Intel, Novatis. Lãnh đạo các tập đoàn kinh tế đềuđánh giá cao nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong phát triển kinh tế, cải thiệnmôi trường đầu tư và mong muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam trong thời gian tới.

Nhân dịp này, chiều ngày 6/6/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiếnvới Tổng thống nước chủ nhà Thein Sein tại Phủ Tổng thống. Tổng Thống Thein Seincảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian sang dự Hội nghị; đánh giácao tình hữu nghị và sự ủng hộ của Việt Nam đối với Myanmar trong nhiều năm qua,đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Myanmar phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và khẳng định sự ủng hộ của Việt Namđối với công cuộc cải cách đang diễn ra tại Myanmar; sẵn sàng cùng Myanmar đẩymạnh các nỗ lực kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN; cam kếtsẽ phối hợp và ủng hộ Myanmar tổ chức thành công SEA Games 2013 và đảm nhiệmtrọng trách Chủ tịch ASEAN trong năm 2014.

Hai bên sẽ phối hợp tổ chức tốt chuyến thăm Myanmar của Chủ tịch Quốc hộiViệt Nam Nguyễn Sinh Hùng tháng 7/2013. Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi các biệnpháp cụ thể thúc đẩy quan hệ hai nước và các vấn đề khu vực và quốc tế mà haibên cùng quan tâm.

Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Nay Pyi Taw tham dự Hội nghị WEF Đông Á 2013đã thể hiện tinh thần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, đóng gópvào nỗ lực tăng cường kết nối và xây dựng cộng đồng ASEAN, cũng như khẳng địnhtình đoàn kết và sự ủng hộ của Việt Nam đối với công cuộc cải cách củaMyanmar./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.