WFP cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, có 135 triệu người rơi vào nghèo đói trên toàn cầu nhưng sau đó con số này đã gia tăng và dự kiến tiếp tục tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xung đột.
WFP cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ngày 24/8 cho biết số người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi lên 345 triệu người kể từ năm 2019, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, xung đột và biến đổi khí hậu.

Theo bà Corinne Fleischer, Giám đốc khu vực của WFP, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, có 135 triệu người rơi vào nghèo đói trên toàn cầu. Sau đó, con số này đã gia tăng và dự kiến tiếp tục tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xung đột.

Tác động của những thách thức về môi trường là một nhân tố bất ổn khác có thể thúc đẩy tình trạng khan hiếm lương thực, xung đột và di cư quy mô lớn.

Bà Fleisher nhấn mạnh thế giới khó có thể chống đỡ được những thách thức này. Bà cho biết lượng người di cư đã tăng gấp hơn 10 lần trên toàn cầu do xung đột và biến đổi khí hậu.

Theo bà Fleisher, WFP thực sự lo ngại về ảnh hưởng kết hợp của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và xung đột tại Ukraine.

[Mất an ninh lương thực đe dọa 80 triệu người ở khu vực Sừng châu Phi]

Tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine tại Trung Đông và Bắc Phi vô cùng nặng nề khi các nước khu vực này phụ thuộc lớn vào hoạt động nhập khẩu và mối quan hệ mật thiết với Biển Đen. Yemen nhập khẩu 90% lượng lương thực thiết yếu trong đó 30% lượng lương thực đến từ Biển Đen.

WEF đang trợ giúp 13 triệu trong số 16 triệu người cần hỗ trợ về lương thực, song sự hỗ trợ của tổ chức này chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu hàng ngày của người dân, do thiếu nguồn quỹ.

Chi phí đã tăng trung bình 45% kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát và các nhà tài trợ phương Tây đối diện với thách thức kinh tế liên quan đến xung đột tại Ukraine.

Kể cả các quốc gia xuất khẩu dầu như Iraq, vốn được hưởng lợi từ đà tăng của giá dầu, cũng phải đương đầu với rủi ro về mất an ninh lương thực.

Iraq cần khoảng 5,2 triệu tấn lúa mỳ, trong khi sản lượng nội địa chỉ đạt 2,3 triệu tấn, do đó nước này sẽ cần nhập khẩu phần thiếu hụt còn lại, vốn có chi phí cao hơn.

Bên cạnh đó, dù nhận được hỗ trợ từ chính phủ, cuộc khủng hoảng nước và tình trạng hạn hán đang “đe dọa” kế sinh nhai của các hộ nông dân nhỏ trên khắp Iraq./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.