WHO khuyến cáo không sử dụng thuốc sốt rét trong điều trị COVID-19

Một quan chức cấp cao của WHO nêu rõ ở giai đoạn này chưa xác định được hiệu quả của hydroxychloroquine và chloroquine trong điều trị bệnh COVID-19 hoặc cải thiện sức khỏe của người bệnh.
WHO khuyến cáo không sử dụng thuốc sốt rét trong điều trị COVID-19 ảnh 1Các vỉ thuốc có thành phần chloroquine và hydroxychloroquine tại bệnh viện La Timone ở Marseille, miền Nam nước Pháp ngày 26/2/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 20/5 khuyến cáo không sử dụng hydroxychloroquine và chloroquine - những loại thuốc trị sốt rét và các bệnh khác - trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nhấn mạnh chỉ sử dụng các loại thuốc này trong thử nghiệm lâm sàng.

Trả lời câu hỏi về vấn đề trên tại một cuộc báo, tiến sỹ Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, nêu rõ mặc dù cả hai loại thuốc nói trên đã được cấp phép sử dụng điều trị nhiều bệnh, song, ở giai đoạn này chưa xác định được hiệu quả của các thuốc này trong điều trị bệnh COVID-19 hoặc cải thiện sức khỏe của người bệnh.

[Video] Trung Quốc phát triển thuốc chặn COVID-19 không cần vắcxin

Ông Ryan cũng nhấn mạnh nhà chức trách nhiều nước đã đưa ra những cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc này cũng như hạn chế sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng vì đã xảy ra một số tác dụng phụ.

Trong khi đó, tiến sỹ Maria Van Kerkhove, lãnh đạo kỹ thuật của Chương trình y tế khẩn cấp, nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng hiện nay là đoàn kết và hợp tác giữa các nước trong việc tiến hành các cuộc thử nghiệm, hướng tới mục tiêu chung tìm ra phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân COVID-19.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 13 giờ ngày 21/5 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 5.090.157 ca nhiễm và 329.739 ca tử vong do COVID-19./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.