Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đặc sản Huế

Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đặc sản Huế giai đoạn 2014-2015.

Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đặc sản Huế giai đoạn 2014-2015.

Trên cơ sở đó, tỉnh xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho từ 3-4 sản phẩm (gồm sản phẩm đặc trưng như mè xửng Huế, tôm chua Huế, bún bò Huế…); trong đó, có từ một đến hai sản phẩm (gồm đặc sản bún bò Huế và mè xửng Huế) được hỗ trợ đăng ký bảo hộ ra nước ngoài.

Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết các sản phẩm trên được lựa chọn từ 87 sản phẩm tiêu biểu, truyền thống của tỉnh Thừa Thiên-Huế (chủ yếu là các sản phẩm đặc sản Huế nằm trong 11 sản phẩm kỷ lục Việt Nam bình chọn).

Đây là những sản phẩm có khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển như dịch vụ và du lịch; góp phần giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam.

Chủ một số cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc trưng ở Huế đều cho rằng việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đặc sản Thừa Thiên-Huế là rất cần thiết không chỉ trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các cá nhân, tổ chức mà còn giúp cho các cơ sở sản xuất đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm cũng như duy trì, phát triển các sản phẩm truyền thống của tỉnh ra thị trường.

Đặc biệt, việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đặc sản còn tránh tình trạng bắt chước, lạm dụng thương hiệu, danh tiếng của sản phẩm đặc sản của tỉnh để sản xuất kinh doanh trái pháp luật và nguy cơ mất thương hiệu sản phẩm truyền thống nếu như không có những động thái trong việc xúc tiến, đăng ký và xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm này.

Chiến lược tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp chủ động trong việc đăng ký, xây dựng thương hiệu, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cũng như bảo hộ tối đa quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đã có thương hiệu trên địa bàn tỉnh.

Để hình thành và phát triển thương hiệu trong hoạt động kinh doanh mè xửng Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng vừa quyết định thành lập Hội nghề kẹo mè xửng Huế.

Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã tổ chức quản lý khai thác và phát triển quyền sở hữu đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nón lá, tôm chua của tỉnh Thừa Thiên-Huế; dầu Tràm Lộc Thủy (huyện Phú Lộc); đồng thời tổ chức xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng thông qua việc áp dụng sáng chế của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh..../.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.