Xây dựng không gian văn hóa cho sản phẩm thủ công tại hội chợ ảo

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sẽ được đặt trong không gian văn hóa hiện đại, đa phương tiện tại Hội chợ ảo Lifestyle Việt Nam.
Hội chợ Lifestyle Vietnam thu hút khách quốc tế tìm hiểu về sản phẩm thủ công. (Ảnh: BTC)
Hội chợ Lifestyle Vietnam thu hút khách quốc tế tìm hiểu về sản phẩm thủ công. (Ảnh: BTC)

Lần đầu tiên, Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) tổ chức hội chợ ảo Lifestyle Vietnam với quy mô 1.000 gian hàng bán các sản phẩm thuộc nhóm hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre lá, sơn mài, khảm trai, thêu ren, gốm sứ), tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số trang trí và trang sức.

Tiền thân của sự kiện này là hội chợ quốc tế LifeStyle Vietnam tổ chức thường niên vào tháng 4 hàng năm. Hơn 10 năm qua LifeStyle Vietnam luôn là điểm đến của hơn 2.000 khách hàng từ nước ngoài tìm đến để nhập khẩu hàng thủ công của Việt Nam.

Sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến các kế hoạch tổ chức hội chợ thương mại trên thế giới, trong đó có hội chợ LifeStyle Vietnam. Đứng trước tình hình đó, Vietcraft đã đề xuất và được Bộ Công thương đồng ý phê duyệt xây dựng không gian hội chợ ảo LifeStyle Vietnam trên cơ sở không gian 3 chiều kết hợp công nghệ số hóa và là hội chợ chuyên ngành đầu tiên của Việt Nam và thế giới áp dụng công nghệ video 360, công nghệ thực tế ảo tăng cường và trí tuệ nhân tạo.

Ban tổ chức cho biết hội chợ sẽ diễn vào từ 26 đến 28 tháng 12 năm 2020 tại website https://lifestyle-vietnam.com, dự kiến khoảng hơn 5,000 lượt khách hàng ở các thị trường truyền thống Mỹ, châu Âu, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tham gia giao dịch.

Xây dựng không gian văn hóa cho sản phẩm thủ công tại hội chợ ảo ảnh 1Bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm, nền tảng kỹ thuật số giúp khách tham quan tìm hiểu về không gian văn hóa của sản phẩm thủ công. (Ảnh: BTC)

Với lợi thế không gian ảo, khách tham quan sẽ được tìm hiểu không gian văn hóa liên quan đến sản phẩm, chẳng hạn sản phẩm gốm Bát Tràng sẽ được bày trong một gian hàng được thiết kế như một lò gốm, các sản phẩm mây tre đan sẽ được giới thiệu cùng hình ảnh nghệ nhân chế tác…

Mỗi gian hàng sẽ thể hiện yếu tố văn hóa đặc trưng của Việt Nam cùng các tiện ích của một hội chợ quốc tế.

Hội chợ ảo góp phần thúc đẩy số hóa trong việc xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề, phát triển du lịch làng nghề và bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề. Đặc biệt, hệ thống được xây dựng với hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt sẽ giúp khách tham quan quốc tế hiểu hơn về văn hóa và nghề thủ công Việt Nam./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.