Ngày 15/5, tại Hà Nội, Ủy ban quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC) phối hợp với Ban Thư ký quốc tế Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương đăng cai tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ 24 Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) với chủ đề "Tầm nhìn cho quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương thế kỷ 21."
Tham dự Hội nghị có gần 200 đại biểu đại diện 26 Ủy ban thành viên của hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, nhiều quan chức cao cấp của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) cùng lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, viện nghiên cứu Việt Nam và một số tổ chức quốc tế và khu vực.
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017, đã tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Hội nghị toàn thể Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương - một sự kiện quan trọng của khu vực quy tụ các nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu, đại diện giới doanh nghiệp, các quan chức có uy tín ở khu vực và quốc tế, để trao đổi và phối hợp chính sách trên các vấn đề có ảnh hưởng dài hạn tới tương lai của châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có tăng trưởng, liên kết kinh tế và việc xử lý các thách thức mới đang đặt ra đối với khu vực.
Ngay sau phiên khai mạc, Hội nghị đã tiến hành bốn phiên thảo luận về triển vọng tăng trưởng và liên kết kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, các động lực mới cho tăng trưởng và liên kết kinh tế, chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương về kinh tế số và triển vọng quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương.
Phát biểu dẫn đề, nguyên Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã phân tích những xu thế mới trong thương mại toàn cầu và vai trò của châu Á-Thái Bình Dương trong thúc đẩy thương mại toàn cầu; nhấn mạnh những xu hướng mới trong thương mại quốc tế đòi hỏi các chính phủ hợp tác chặt chẽ hơn trong việc hài hòa các quy định, chính sách thương mại và giúp người dân hiểu hơn về thương mại mở và các chính sách an sinh xã hội.
Các đại biểu cùng chia sẻ đánh giá nền tảng kinh tế nói chung và cấu trúc thương mại, đầu tư nói riêng sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ ở khu vực và trên tầm toàn cầu; nhấn mạnh nhu cầu gia tăng hợp tác, tìm kiếm các động lực mới thúc đẩy tự do hóa thương mại, liên kết khu vực và tăng trưởng bao trùm, bền vững, sáng tạo như kết nối, đề cao vai trò của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, vai trò của dịch vụ và đầu tư; tranh thủ cơ hội và tiềm năng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế số; cơ hội và thách thức đối với quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương.
Nhiều ý kiến tập trung phân tích những xu hướng mới của làn sóng toàn cầu hóa lần thứ 3 trong kỷ nguyên kinh tế số/kinh tế mạng. Nền tảng công nghệ thông tin dẫn đến những thay đổi không ngừng. Đồng thời, số liệu và thông tin trở thành những nguồn lực và động lực quan trọng phục vụ tăng trưởng kinh tế.
Các đại biểu cũng đánh giá nhờ nguyên tắc hợp tác cùng có lợi và cơ chế đối thoại linh hoạt, APEC và Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương đã tạo khuôn khổ để các nền kinh tế trong khu vực thảo luận những nội hàm hợp tác mới, vốn ít khả năng đạt được đồng thuận khi được đưa ra tại những cơ chế mang tính ràng buộc cao hơn.
Bên cạnh đó, Hội nghị đánh giá cao sự phối hợp giữa APEC với các tổ chức khu vực và quốc tế, và đề nghị các cơ chế hợp tác, liên kết khu vực, trong đó có APEC và Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, thúc đẩy hợp tác hơn nữa, nhất là trong các vấn đề tăng trưởng, phát triển bền vững, bao trùm, và xây dựng tầm nhìn cho châu Á-Thái Bình Dương trong những thập kỷ tới.
Chiều c ùng ngày, Hội nghị toàn thể lần thứ 24 Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương đã khép lại. Hội nghị đã gợi mở nhiều ý tưởng, biện pháp để đưa hợp tác châu Á-Thái Bình Dương ngày càng mang lại những kết quả thiết thực cho người dân và doanh nghiệp và góp phần duy trì vai trò của châu Á-Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu.
Các kết quả của hội nghị, đặc biệt là những ý kiến gợi mở về tương lai của quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương, sẽ được báo cáo lên các quan chức cao cấp và các Bộ trưởng APEC.
Thành lập năm 1980, Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương là cơ chế phối hợp chính sách kinh tế-thương mại quan trọng hàng đầu ở châu Á-Thái Bình Dương, và là một trong ba quan sát viên của Diễn đàn APEC. Mục tiêu của Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương là góp phần vào việc hình thành các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng, liên kết và hợp tác trong khu vực và APEC.
Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương gồm Ban Thư ký quốc tế có trụ sở tại Singapore và một mạng lưới 23 Ủy ban thành viên chính thức, chủ yếu gồm các nền kinh tế APEC (Australia, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Ecuador, Hong Kong-Trung Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Mông Cổ, New Zealand, Peru, Philippines, Singapore, Diễn đàn các lãnh thổ Pháp tại Thái Bình Dương, Đài Bắc-Trung Hoa, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam), một thành viên liên kết và hai cơ chế hợp tác (Hội nghị Thương mại và Phát triển Thái Bình Dương - PAFTAD và Hội đồng Kinh tế lòng chảo Thái Bình Dương - PBEC).
Hội nghị toàn thể là hoạt động quan trọng và có quy mô lớn của Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương để các thành viên đóng góp vào mục tiêu của Hội đồng thúc đẩy phát triển và thịnh vượng của cộng đồng Thái Bình Dương. Việt Nam là thành viên chính thức của Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương từ tháng 9/1995.
Hiện nay, Ủy ban quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương gồm 3 thành viên do tiến sỹ Võ Trí Thành làm Chủ tịch./.
Tin cùng chuyên mục
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ được thúc đẩy sau loạt biện pháp hỗ trợ tích cực
Lượng gạo xuất khẩu tăng từ Ấn Độ sẽ giúp mở rộng nguồn cung gạo toàn cầu nói chung, đồng thời làm giảm giá quốc tế bằng cách buộc các nước xuất khẩu lớn khác phải giảm giá.
Đảm bảo nguồn dầu thô nguyên liệu cho hai nhà máy lọc dầu trong nước
Công ty cổ phần lọc dầu Bình Sơn thu xếp đủ nguồn dầu thô phục vụ sản xuất xăng dầu đến hết năm 2024 trong khi NSRP nhập khẩu dầu thô đảm bảo nguồn dầu liên tục cho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Mỹ phạt Apple và Goldman Sachs gần 90 triệu USD vì lừa dối khách hàng
Apple và Goldman Sachs đã vội vã ra mắt thẻ Apple Card bất chấp cảnh báo của bên thứ ba rằng hệ thống kỹ thuật giải quyết tranh chấp thẻ Apple vẫn chưa sẵn sàng do vấn đề công nghệ.
Quảng Ninh: Cơ hội chuyển dịch kinh tế của thành phố trẻ Đông Triều
Không còn là một vùng quê thuần nông, đến nay thị xã Đông Triều đã trở thành một mắt xích quan trọng trong kết nối tỉnh Quảng Ninh với nhiều địa phương.
Malaysia trở thành quốc gia đối tác chính thức của BRICS
Việc tham gia BRICS cũng giúp nâng cao vị thế của Malaysia trên trường quốc tế, đặc biệt là trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu hiện nay.
Fed: Hoạt động kinh tế trên khắp nước Mỹ chững lại trước cuộc bầu cử tổng thống
Mặc dù bức tranh kinh tế tổng thể không thay đổi nhiều kể từ đầu tháng 9, nhưng phản hồi từ hầu hết các khu vực của Fed cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn ngần ngại đầu tư trước cuộc bầu cử Mỹ.
Đầu tư Tác động: Chìa khóa mở ra tương lai phát triển bền vững cho Việt Nam
Việt Nam tiến tới là trung tâm đầu tư tác động hàng đầu khu vực Đông Nam Á, mở ra cơ hội khai phá tiềm năng, thúc đẩy hợp tác, phát triển cho các doanh nghiệp tác động xã hội và cộng đồng yếu thế.
G7 cam kết cung cấp khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine trước cuối năm nay
G7 đã đồng ý cung cấp khoản vay mới trị giá 50 tỷ USD cho Ukraine, sử dụng lợi nhuận từ lãi suất đối với số tài sản bị đóng băng của Nga, sau khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine.
Ba nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore tăng đột biến
Chín tháng của năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam-Singapore đạt gần 23,24 tỷ SGD, tăng 6,83% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở mức 31,55%, đạt gần 6,28 tỷ SGD.
Góc nhìn khác biệt của người tiêu dùng Mỹ về ứng dụng mua sắm trực tuyến Temu
Temu có vẻ như xuất hiện đột ngột từ hư không, nhưng thật ra ứng dụng trực tuyến này bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2022, với một loạt quảng cáo trên Facebook và Instagram.
Shein ra mắt thẻ tín dụng mang thương hiệu riêng đầu tiên trên thế giới
Tập đoàn bán lẻ thời trang trực tuyến Shein của Trung Quốc vừa ra mắt thẻ tín dụng mang thương hiệu riêng đầu tiên thế giới thông qua việc hợp tác với công ty công nghệ tài chính Stori của Mexico.
Đảo chiều đi xuống, giá vàng nhẫn trong nước tuột mốc 89 triệu đồng mỗi lượng
Giá vàng nhẫn tại các doanh nghiệp trong nước giao dịch dưới mốc 89 triệu đồng mỗi lượng phiên mở cửa sáng 24/10. Tuy vậy, thương hiệu SJC tiếp tục giữ ổn định trong ngày thứ 2 liên tiếp.
Trái phiếu doanh nghiệp: Áp lực đáo hạn dự kiến tăng mạnh vào quý 4
Trong quý 4, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tăng gấp đôi so với quý 3, khoảng 76,7 nghìn tỷ đồng; trong đó ngành bất động sản và sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất, 35,8% và 34,2%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Công ty Zarubezhneft
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác, phù hợp với pháp luật mỗi nước, cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga.
Arm-Qualcomm: Bước ngoặt của thị trường chip thế giới
Thị trường thiết bị di động thế giới có thể rơi vào tình thế khó khăn liên quan đến sự gián đoạn sản xuất và khả năng hoạt động liền mạch của thiết bị chạy chip Snapdragon của Qualcomm.
Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10
Việc lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục tăng và triển vọng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc cũng là những yếu tố khiến thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm đi xuống.
Dự trữ dầu tăng, giá "vàng đen" trên thị trường thế giới đi xuống
Chốt phiên giao dịch 24/10, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn đóng cửa giảm 1,08 USD (1,42%) xuống 74,96 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 97 xu (1,35%) xuống còn 70,77 USD/thùng.
Đồng USD 'chặn' đà tăng cao kỷ lục của giá vàng thế giới
Chiến lược gia Bob Haberkorn tại công ty môi giới RJO Futures nhận định các nhà giao dịch đã tiến hành một số bán ra hoạt động chốt lời và đà tăng của lợi suất trái phiếu cản trở giá vàng đi lên.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore duy trì đà tăng trưởng cao
Về nhóm ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore, trong tháng 9/2024, cả 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore tiếp tục tăng rất mạnh, thậm chí đột biến.
Kết nối doanh nghiệp và thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam-Bỉ
Doanh nghiệp Việt-Bỉ đã thu hút sự tham gia của nhiều đại diện cấp cao từ cả hai phía, tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm và khám phá những tiềm năng hợp tác mới.
Thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, trong đó có chỉ tiêu về hạ tầng quan trọng, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp cùng thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm.
Việt Nam-Lào tăng cường quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại, du lịch
Hội chợ Thương mại Việt Nam-Lào có trên 20 gian hàng đến từ các tỉnh của Việt Nam, một số gian hàng của các huyện thuộc tỉnh Xiengkhouang và các tỉnh khác của Lào, với đa dạng các mặt hàng.
Tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn
Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra thực hiện chính sách tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn.
Tổng cục Thuế khuyến cáo người dân không sử dụng dịch vụ quyết toán thuế cá nhân
Người nộp thuế cá nhân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, mật khẩu cho các đối tượng khác tránh trường hợp đối tượng xấu lợi dụng, lừa đảo sử dụng tài khoản bất hợp pháp.
TP Hồ Chí Minh đề xuất giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đề xuất cơ quan liên quan sớm hoàn thiện quy định và chính sách thuế, đảm bảo các nền tảng thương mại điện tử nước ngoài có cơ chế nộp thuế khi kinh doanh tại Việt Nam.
Chuỗi triển lãm quốc tế đầu ngành về công nghiệp dệt may 2024
Các nhà triển lãm đã trưng bày những sản phẩm, thiết bị hiện đại nhất của ngành dệt may, cũng như các loại vải và nguyên phụ liệu đa dạng, đáp ứng xu hướng sản xuất hiện đại và bền vững.
Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS
Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.
Đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa thép nhập khẩu và sản xuất trong nước
Khi có đủ bằng chứng xác định ngành sản xuất thép cán nóng trong nước chịu tác động từ hàng nhập khẩu, cơ quan chức năng sẽ kiến nghị xem xét áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời.
Quản lý xăng dầu: Tiến dần tới thị trường, cắt bỏ khâu trung gian
Ông Phan Văn Chinh cho biết các cơ quan chức năng kiến nghị Bộ Công Thương, Chính phủ có quy định đảm bảo quản lý xăng dầu tiến dần tới thị trường, cắt bỏ khâu trung gian.
Bến Tre: Giá cau non tăng, nông dân "đổ xô" trồng xen vườn dừa
Tại Bến Tre, giá cau non tăng mạnh. Mặc dù đang vào mùa thuận của cây cau, tuy nhiên tại vườn giá cau hôm nay (23/10) ở mức 25.000-30.000 đồng/kg, cao hơn 20.000 đồng/kg so với 2 tháng trước đó.