Yêu cầu bỏ chi phí quảng cáo khỏi cơ cấu sữa cho trẻ dưới 24 tháng

Bộ Tài chính yêu cầu các công ty sản xuất, kinh doanh sữa loại bỏ chi phí quảng cáo trong cơ cấu giá và giảm giá tương ứng mức đã loại trừ với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 24 tháng.
Yêu cầu bỏ chi phí quảng cáo khỏi cơ cấu sữa cho trẻ dưới 24 tháng ảnh 1Ảnh minh hoạ. (Nguồn: TTXVN)

Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu các công ty sản xuất, kinh doanh sữa loại bỏ chi phí quảng cáo trong cơ cấu giá và giảm giá tương ứng mức đã loại trừ với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi.

Theo văn bản số 90/QLG-NLTS vừa được Bộ Tài chính cho biết chiều nay (26/3), yêu cầu trên xuất phát từ quy định "nghiêm cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi" trong nghị định của Chính phủ số 100/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/3.

Bởi vậy, ngoài yêu cầu loại bỏ chi phí quảng cáo, đại diện Bộ Tài chính cũng đề nghị các công ty thực hiện kê khai lại giá theo quy định trước 15/4.

Cũng trong ngày hôm nay, Bộ Tài chính cho biết đã đã có văn bản gửi Sở Tài chính các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra về việc thực hiện kê khai giá, phân bổ các khoản chi phí đặc biệt là chi phí quảng cáo của các doanh nghiệp sữa.

Theo đề nghị của ngành tài chính, trong quá trình kiểm tra, thanh tra nếu phát hiện vi phạm, cơ quan chức năng cần xử lý kiên quyết, triệt để các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Những đơn vị vi phạm cũng được yêu cầu công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Trước đó, quy định áp trần giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện từ tháng 6/2104. Tính tới tháng 1/2015, cơ quan quản lý đã công bố giá tối đa và giá đăng ký của 606 dòng sản phẩm sữa.

Mức giá bán lẻ trên thị trường sau khi áp dụng giá trần theo Bộ Tài chính đã giảm từ 0,1-34% so với thời điểm trước khi áp dụng biện pháp bình ổn giá./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.