Bạn có bao giờ tự hỏi tác giả cuốn sách yêu thích của mình làm thế nào để viết ra nó không? Mỗi nhà văn đều có phong cách viết lách của riêng mình và nhiều tác giả vĩ đại dùng những cách rất bất ngờ để sáng tác văn chương.
Trang TrustEssays.com đã chọn ra 10 tác giả văn học hiện đại có những thói quen viết lách lạ lùng nhất, được liệt kê trong danh sách dưới đây.
1. Truman Capote: Hút thuốc và uống gì đó
Capote luôn sáng tác ở tư thể nằm ngửa, một tay cầm ly rượu sherry, tay kia là cây bút chì. Ông mô tả bản thân là “một tác giả hoàn toàn theo phương ngang”. Ông không thể suy nghĩ nếu không nằm xuống giường hay ghế dài, với điếu thuốc trong tay và một ly cà phê trong tầm với.
2. John Cheever: “Chekhov của vùng ngoại ô”
Xuất bản một tuyển tập truyện ngắn ở tuổi ngoài 60, với Cheever, một nhà văn người Mỹ là một dịp trọng đại, không kể đến việc ông đã viết ra nhiều câu chuyện trong cuốn sách của mình khi chỉ mặc mỗi quần đùi và áo may ô(!) Dù sao thì, đâu cần phải mặc đồ trang trọng rồi làm nhăn hay nhàu chúng khi bạn có thể làm việc trong trang phục thoải mái hơn?
3. Francine Prose: Viết khi đang nhìn vào tường
Tác giả của cuốn Blue Angel (Thiên thần xanh) kiêm chủ tịch của Trung tâm văn học PEN tiết lộ rằng khi viết lách, bà luôn mặc một chiếc quần ngủ bằng vài flanen kẻ caro đen và đỏ, cùng một chiếc áo thun mượn của chồng.
4. Ernest Hemingway: Không thích cái nóng
Hemingway từng tiết lộ rằng mỗi ngày ông chỉ viết khoảng 500 từ, chủ yếu là vào buổi sáng để tránh cái nóng. Mặc dù là một nhà văn tên tuổi, nhưng ông biết khi nào cần phải dừng lại.
Trong một bức thư gửi tới F. Scott Fitzgerald năm 1934, ông viết: “Tôi đã viết một trang tuyệt tác thành 91 trang phế phẩm. Tôi đang cố nhét chúng vào sọt rác.”
5. William Faulkner: Được Sherwood Anderson truyền cảm hứng uống rượu
Faulkner uống rất nhiều rượu whiskey khi viết văn. Mọi chuyện bắt đầu khi ông gặp được Sherwood Anderson – một nhà văn Mỹ tiền bối nổi tiếng. Họ thường đến một quán rượu và ngồi uống tới tận 1-2 giờ sáng. Khi đó ông đã nghĩ: “Nếu phải mất cả đời để trở thành một nhà văn, thì đó chính là cuộc đời với tôi.”
6. T.S.Eliot: Người ngoài hành tinh màu xanh lá
Lyndall Gordon đã viết trong cuốn sách "T.S.Eliot: A Modern Life" rằng, những năm đầu thập niên 20, nhà văn này đã trả lời thư của “Thuyền trưởng Eliot” từ nơi ẩn náu của mình phía trên nhà xuất bản Chatto&Windus ở phố St.Martin’s.
Tuy nhiên, thực tế là ở một nơi ẩn náu khác trên đường Charing Cross, những vị khách đều hỏi thăm một người đàn ông chỉ được biết tới với cái tên “Thuyền trưởng” - chính là Eliot đang ở trên lầu, gương mặt “được bôi xanh lá bằng bột màu để trông giống một xác chết.”
7. Flannery O’Connor: Chỉ viết 2 tiếng mỗi ngày
Bà chỉ viết lách trong 2 tiếng mỗi ngày, bởi bà chỉ có đủ sức đến thế, nhưng trong 2 tiếng đó bà không cho phép bất cứ thứ gì làm gián đoạn, và luôn viết vào cùng một thời điểm và ở cùng một chỗ.
Do mắc bệnh lupus, mọi hoạt động đều là vất vả với bà, do đó bà luôn ngồi đối diện với bề mặt trống trải của chiếc tủ bằng gỗ để tránh mọi sự phân tâm.
8. Vladimir Nabokov: Thẻ chỉ mục
Hầu hết những cuốn tiểu thuyết của Nabokov đều được ông sáng tác trên những tấm thẻ 3x5 inch gắn với nhau bằng kẹp giấy và lưu trong những chiếc hộp. Thời gian làm việc của ông cũng khá linh hoạt, nhưng ông chú trọng nhất là công cụ sáng tác: những tấm thẻ nhỏ và bút chì được gọt sắc, không quá cứng và có gắn tẩy ở đuôi.
9. Eudora Welty: Những cái ghim
Welty từng dùng hồ để dán các trang bản thảo lại với nhau thành một dải dài. Khi câu chuyện trở nên quá dài so với chiều dài căn phòng, bà lại ghim chúng lên giường hay bàn để đọc được từ bất cứ hướng nào.
10. Thomas Wolfe: Viết 10 trang mỗi ngày
Ông dùng máy đánh chữ, viết 10 trang mỗi ngày, khoảng cách dòng gấp ba bình thường, tương đương 1.800 từ. Nếu hoàn thành xong số lượng này trong 3 tiếng, nghĩa là ông đã làm xong công việc của một ngày. Ông thường hay dựa người vào tủ lạnh để viết, vì ông rất cao./.