92,2% doanh nghiệp giải thể của tháng Tám là công ty quy mô nhỏ

Các doanh nghiệp tư nhân quy mô vốn nhỏ tiếp tục là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể 8 tháng, tới 92,2% là doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ.
92,2% doanh nghiệp giải thể của tháng Tám là công ty quy mô nhỏ ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Báo cáo Kinh tế - Xã hội tháng Tám của Tổng cục Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp tư nhân quy mô vốn nhỏ tiếp tục là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế.

Cụ thể, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 8 tháng là 7.754 doanh nghiệp và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, trong số này chiếm tới 7.146 là doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, tương đương 92,2%.

[Khó mở rộng bảo hiểm xã hội "vì một đồng người lao động cũng tiếc"]

Phân theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, có 3.197 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 41,2%), 2.265 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 29,2%), 1.275 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 16,5%) và 1.017 công ty cổ phần (chiếm 13,1%).

Bên cạnh đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 8 tháng cũng rất cao, lên tới 45.776 doanh nghiệp và tăng 13,3% so với cùng kỳ.

Mặc dù vậy tinh thần khởi nghiệp vẫn rất lạc quan, trong tháng Tám, cả nước đã có 12.404 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 131.400 tỷ đồng, tăng 6,2% về số doanh nghiệp và tăng 39% về số vốn đăng ký so với tháng Bảy. Theo đó, tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 101.700 người, tăng 8,8%.

Thêm vào đó, trong tháng cả nước đã có 1.605 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, song giảm 26% so với tháng Bảy, 3.777 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giảm 33,7% và 1.146 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 1,6%.

Như vậy tính chung 8 tháng, cả nước có 85.357 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 822,1 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3% về số doanh nghiệp và tăng 44,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.


Doanh nghiệp thành lập mới theo ngành nghề kinh doanh

(đơn vị: %)

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.