ABBA kỷ niệm 40 năm ca khúc “Waterloo”

ABBA tổ chức kỷ niệm 40 năm ca khúc “Waterloo”

Ban nhạc danh tiếng ABBA đã tổ chức bữa tiệc kỷ niệm ca khúc mang lại hào quang cho họ tại triển lãm London’s Tate Modern với hàng trăm khách mời.
ABBA tổ chức kỷ niệm 40 năm ca khúc “Waterloo” ảnh 1Bjorn Ulvaeus và Anni-Frid Lyngstad của ABBA tại buổi kỷ niệm. (Nguồn: AP)

Hơn bốn thập kỷ đã qua kể từ khi ca khúc “Waterloo” mang lại sự nổi tiếng toàn cầu, cùng với danh tiếng, hào quang, và cả những thách thức, scandal, các thành viên ABBA chia sẻ rằng họ chưa bao giờ có bất kỳ hối hận gì về ban nhạc.

Hôm thứ Hai ngày 7/4 vừa qua, ban nhạc đã tổ chức bữa tiệc kỷ niệm sự kiện này tại triển lãm London’s Tate Modern với hàng trăm khách mời.

Bjorn Ulvaeus cho biết ông cảm thấy rất tự hào về ABBA đặc biệt là trong giai đoạn họ gặt hái những thành công vang dội trên khắp thế giới. Một trong số đó phải kể đến “Mamma Mia,” vở nhạc kịch của nhóm được đặt tên cho một viện bảo tàng ở Stockholm, Thụy Điển.

Frida Lyngstad thì gợi nhớ lại về mốt thời trang những năm 70 của ABBA cũng từng tạo thành trào lưu một thời. Họ đi những đôi bốt lớn, mặc áo liền quần nhiều màu sắc với các loại chất liệu như da, nhung, cotton...

“Đó là tuổi trẻ. Tuổi trẻ của chúng tôi thật đẹp. Và chúng tôi đã ăn mặc như mình muốn trên sân khấu. Đó là một quãng thời gian tràn ngập niềm vui,” Lyngstad chia sẻ.

Lyngstad cũng cho biết cô không thể nào lý giải nổi về thành công vang dội của ABBA đến nhanh chóng như thế. Ban nhạc đã chiến thắng trong chương trình Eurovision Song Contest với ca khúc “Waterloo” năm 1974 và sự nghiệp của họ rẽ sang một hướng khác.

Những giai điệu vui vẻ, những bản hòa âm tiết tấu sôi động, lời ca ý nghĩa đã giúp ABBA bán được 400 triệu đĩa ra khắp thế giới, một con số kỷ lục./.

Nghe lại ca khúc Waterloo của ABBA:

(Nguồn: Vevo/YouTube)

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn Ngày giải phóng Thủ đô trong kho tàng âm nhạc

Dấu ấn Ngày giải phóng Thủ đô trong kho tàng âm nhạc

Những năm tháng chiến tranh trước, sau ngày Giải phóng Thủ đô để lại dấu ấn trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có âm nhạc; nhiều tác phẩm trở thành bất hủ, thậm chí thành biểu tượng của Hà Nội.