Ai Cập hối thúc Ethiopia giải quyết tranh chấp đập Đại phục hưng

Ai Cập sẽ hối thúc Ethiopia nhất trí với yêu cầu mời một bên thứ ba làm trung gian hòa giải nhằm giải quyết tranh chấp giữa các bên về Đập thủy điện Đại phục hưng mà Ethiopia đang xây dựng.
Ai Cập hối thúc Ethiopia giải quyết tranh chấp đập Đại phục hưng ảnh 1Công trường Đập thủy điện Đại phục hưng (GERD) mà Ethiopia đang xây dựng trên sông Nile. (Nguồn: middleeastmonitor.com)

Các quan chức Ai Cập cho biết trong tuần này, Ai Cập sẽ hối thúc Ethiopia nhất trí với yêu cầu của Cairo kêu gọi một bên thứ ba làm trung gian hòa giải nhằm giải quyết tranh chấp giữa các bên về Đập thủy điện Đại phục hưng (GERD) mà Ethiopia đang xây dựng trên sông Nile.

Trước đó, các cuộc đàm phán hôm 5/10 giữa Ai Cập, Sudan và Ethiopia về việc vận hành GERD đã rơi vào bế tắc.

Theo Bộ Tài nguyên nước Ai Cập, các cuộc đàm phán đã không đạt được kết quả do phía Ethiopia không chịu nhượng bộ. Ai Cập đã kêu gọi một bên thứ ba làm trung gian hòa giải trong các cuộc đàm phán về GERD giữa ba nước và giúp thúc đẩy một thỏa thuận công bằng và hài hòa về lợi ích.

[Ethiopia, Ai Cập tìm cách giải quyết bất đồng về đập Đại Phục hưng]

Còn Bộ trưởng Tài nguyên nước Sudan Yasser Abbas cho hay Ethiopia đã đề xuất thời gian làm đầy hồ chứa của đập GERD là từ 4-7 năm. Theo ông Abbas, các bên đã đạt được đồng thuận trong nhiều vấn đề, những vẫn còn nhiều bất đồng và ủy ban nghiên cứu sẽ tiếp tục xem xét các vấn đề này.

Được công bố năm 2011, GERD với công suất hơn 6.000 MW là trọng tâm trong nỗ lực của Ethiopia nhằm trở thành nước xuất khẩu điện lớn nhất châu Phi. Tuy nhiên, phía Ai Cập lo ngại đập thủy điện này sẽ hạn chế dòng chảy của sông Nile, vốn là “nguồn sống” kinh tế của cả ba nước Ethiopia, Sudan và Ai Cập.

Sông Nile cung cấp 90% nước sạch cho Ai Cập, và Cairo muốn hồ chứa của GERD xả một lượng nước lớn hơn mức mà Ethiopia sẵn sàng đảm bảo. Ethiopia không cho biết lượng nước mà nước này muốn xả từ hồ chứa, song Ai Cập muốn đập GERD xả ít nhất 40 tỷ mét khối mỗi năm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.