Argentina: Quốc gia đầu tiên sản xuất và tiêu thụ lúa mì biến đổi gen

Bộ Nông nghiệp Argentina tuyên bố nước này là quốc gia đầu tiên cho phép trồng và tiêu thụ lúa mì biến đổi gen, có khả năng chịu hạn tốt và mang lại những lợi ích môi trường
Argentina: Quốc gia đầu tiên sản xuất và tiêu thụ lúa mì biến đổi gen ảnh 1Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Yahoo News)

Ngày 8/10, Bộ Nông nghiệp Argentina tuyên bố nước này là quốc gia đầu tiên cho phép trồng và tiêu thụ lúa mì biến đổi gen.

Cụ thể, Ủy ban khoa học và kỹ thuật (CONICET) thuộc Bộ Nông nghiệp Argentina đã phê duyệt một loại lúa mì biến đổi gen có khả năng chịu hạn tốt tại quốc gia đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu loại ngũ cốc này. Thông báo của ủy ban trên nêu rõ đây là lần đầu tiên trên thế giới một loại lúa mì biến đổi gen có khả năng chịu hạn tốt được phê duyệt đưa vào sản xuất và tiêu thụ.

Loại lúa mì biến đổi gen trên có tên gọi là HB4, được Bioceres - một công ty sinh học của Argentina - phối hợp với đại học Quốc gia Argentina và CONICET phát triển. Giám đốc điều hành Bioceres Federico Trucco cho biết việc HB4 được phê duyệt tại Argentina là một dấu mốc có ý nghĩa quan trọng đối với chuỗi cung ứng mặt hàng nông sản quan trọng này trên toàn cầu vì giống lúa mì HB4 cho năng suất ổn định và có thể mang lại những lợi ích môi trường quan trọng nhờ được phát triển bằng công nghệ đặc biệt của công ty.

[Gìn giữ hạt giống trước sự thâm nhập của thực phẩm biến đổi gen]

Theo CONICET, ưu việt của HB4 là có thể sinh trưởng trong điều kiện khô hạn ở Argentina. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hiện nay là việc tiếp thị và thuyết phục người tiêu dùng tin tưởng nông sản biến đổi gen (GMOs) vốn luôn bị hoài nghi về các tác động đối với sức khỏe và môi trường.

Theo CONICET, việc HB4 có thành công về mặt thương mại hay không phụ thuộc vào khả năng giống lúa này được tiếp nhận ở Brazil, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Argentina. Năm 2019, có tới 45% lượng xuất khẩu lúa mì của Argentina là tới thị trường Brazil, sau đó là các thị trường Indonesia, Chile và Kenya. CEO Bioceres cũng thừa nhận việc thuyết phục được thị trường Brazil có thể sẽ khó khăn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.