Australia phát triển công nghệ giúp quản lý nước ngầm hiệu quả

Đây là hệ thống cảm biến đa năng cho phép người dùng thu thập dữ liệu về độ pH, nguy cơ giảm bớt nguồn nước, nhiệt độ và độ dẫn điện của nước ngầm.
Australia phát triển công nghệ giúp quản lý nước ngầm hiệu quả ảnh 1Hệ thống cảm biến quản lý nước ngầm. (Nguồn: CSIRO)

Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia (CSIRO) vừa phát triển một hệ thống cảm biến nước ngầm, cho phép quản lý và giám sát nước ngầm nhanh hơn, rẻ hơn và chính xác hơn.

Công nghệ mới này có tên gọi là Sensei. Đây là hệ thống cảm biến đa năng cho phép người dùng thu thập dữ liệu về độ pH, nguy cơ giảm bớt nguồn nước, nhiệt độ và độ dẫn điện của nước ngầm.

Công nghệ này sẽ giúp thay thế việc giám sát thủ công phải tốn thêm nhân lực, cũng như giúp tiết kiệm tài nguyên.

Cảm biến mạnh này có thể tích hợp vào các giếng nước ngầm và các tầng ngậm nước, liên tục truyền dữ liệu trong nhiều tháng mà không cần phải đo lường thủ công hay bảo trì.

Các nhà khoa học của CSIRO nêu rõ Sensei được thiết kế để chịu được môi trường khắc nghiệt và đã được thử nghiệm thành công tại khu mỏ Four Mile West ở Nam Australia, khi vẫn vận hành trơn tru sau 12 tháng.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Kathie McGregor khẳng định hệ thống mới này đem lại giải pháp mang tính cách mạng cho việc giám sát nước ngầm hiện nay.

Theo ông, Sensei là một hệ thống tự động có thể cung cấp dữ liệu nước ngầm kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí vào lao động so với biện pháp tiếp cận truyền thống hiện nay.

Với khả năng phân tích kịp thời, Sensei có thể cung cấp cảnh báo sớm để các công ty giảm thiểu các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình quản lý nước ngầm.

Do dữ liệu có thể được tiếp cận ngay tại chỗ hay được gửi về bằng điện toán đám mây, người dùng có thể nhanh chóng phát hiện sự bất thường và ứng phó nhanh nhất có thể.

CSIRO khẳng định dù Sensei được thiết kế và thử nghiệm để giám sát nước ngầm, song thiết bị có thể được ứng dụng cho việc giám sát vật lý và hóa học trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt khác./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.