Ba Lan ký thỏa thuận mua khí đốt tự nhiên từ Mỹ trong hơn 20 năm

Ngày 19/12, Ba Lan thông báo công ty khí đốt nhà nước PGNiG và Cảng Arthur LNG, thuộc tập đoàn Năng lượng Sempra, Mỹ đã ký thỏa thuận, trong đó Mỹ sẽ cung cấp 2,7 tỷ m3 khối LNG/năm trong hơn 20 năm.
Ba Lan ký thỏa thuận mua khí đốt tự nhiên từ Mỹ trong hơn 20 năm ảnh 1Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Sullivan và Ngoại trưởng Ba Lan Jacek Czaputowicz tại thủ đô Vacsava của Ba Lan ngày 19/12. (Nguồn: AP)

DW đưa tin, ngày 19/12, Ba Lan thông báo công ty khí đốt nhà nước PGNiG của nước này và Cảng Arthur LNG, một công ty con của Tập đoàn Năng lượng Sempra thuộc Mỹ, đã ký thỏa thuận, trong đó Mỹ sẽ cung cấp 2,7 tỷ m3 khối khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mỗi năm cho Ba Lan trong vòng hơn 20 năm.

Thỏa thuận đạt được khi cả Mỹ và Ba Lan tìm cách hạn chế sự chi phối từ đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 của tập đoàn Gazprom (Nga) - hệ thống cung cấp khí đốt trực tiếp cho Đức, bỏ qua hệ thống đường ống của Ukraine.

Thỏa thuận này giúp Ba Lan giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp LNG từ Nga và dự án Dòng chảy phương Bắc 2, đồng thời đáp ứng 15% nhu cầu khí đốt của nước này.

[Ba Lan yêu cầu gây sức ép lên các nước tham gia Dòng chảy phương Bắc 2]

Tại cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Sullivan ở thủ đô Vacsava của Ba Lan ngày 19/12, Ngoại trưởng Ba Lan Jacek Czaputowicz cho rằng việc Đức ủng hộ dự án Dòng chảy phương Bắc 2 giống như "chống lại châu Âu."

Ông giải thích rằng dự án này "gây tổn hại cho an ninh của toàn bộ Liên minh châu Âu (EU)."

Nhà ngoại giao Ba Lan còn chỉ trích Áo đã không để cho EU thảo luận về dự án Dòng chảy phương Bắc 2 trong nhiệm kỳ chủ tịch 6 tháng (luân phiên) của nước này.

Trong khi Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry tuyên bố: "Thỏa thuận này đánh dấu bước tiến quan trọng đối với sự độc lập và an ninh năng lượng của Ba Lan."

Thời gian vừa qua, Ba Lan cũng đã ký các thỏa thuận mua khí gas dài hạn với công ty Cheniere ở Houston, Texas, công ty Venture Global Calcasieu Pass và công ty Venture Global Plaquemines ở bang Louisiana (Mỹ)./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.