Báo Ấn Độ: Việt Nam đang nổi lên như cường quốc kinh tế trong khu vực

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam cho rằng Việt Nam đang nổi lên như những đối tác thương mại toàn cầu do các sáng kiến chính sách và sự gia tăng trong thương mại và đầu tư.
Báo Ấn Độ: Việt Nam đang nổi lên như cường quốc kinh tế trong khu vực ảnh 1Dây chuyền sản xuất, lắp ráp linh kiện cho bếp gas của Công ty TNHH Paloma Việt Nam (vốn đầu tư của Nhật Bản) tại khu công nghiệp, đô thị VSIP Hải Phòng. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Tờ The Economic Times trích phát biểu của Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma, tại hội thảo trực tuyến do Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (PHDCCI) tổ chức về Cơ hội đầu tư và thương mại toàn cầu cho ngành công nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam và Ấn Độ đang nổi lên như những cường quốc kinh tế trong khu vực sẽ tạo ra sự khác biệt trong thời hậu đại dịch.

Việt Nam và Ấn Độ nổi lên như những đối tác thương mại toàn cầu do các sáng kiến chính sách và sự gia tăng trong thương mại và đầu tư.

Trong khi ca ngợi những nỗ lực lớn của PHDCCI trong việc thúc đẩy quan hệ kinh doanh và thương mại của Ấn Độ với các quốc gia khác trên thế giới, Đại sứ Verma đã thảo luận về những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt liên quan đến sự gián đoạn trong sản xuất, chuỗi cung ứng, hậu cần và nhiều vấn đề khác đồng thời nảy sinh những cơ hội mới trong các lĩnh vực công nghệ, thực tiễn kinh doanh, quan hệ thương mại, đa dạng hóa đối tác.

[Việt Nam: ‘Cứ điểm an toàn và phát triển của dòng vốn FDI’]

Đại sứ Verma nhấn mạnh rằng, Ấn Độ và Việt Nam cần phải tận dụng sức mạnh kinh tế của nhau để gia tăng quan hệ kinh doanh giữa hai quốc gia đồng thời tận dụng chuỗi giá trị toàn cầu của đôi bên để sử dụng mạng lưới thương mại của nhau.

Ông Verma cho rằng cần phải xem xét thị trường trong nước, đặc biệt là ở Ấn Độ, nơi có thể mang lại cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam, tập trung vào tài liệu điện tử, thanh toán điện tử sẽ giúp tăng trưởng kinh doanh và thúc đẩy sự tham gia các giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), kết nối các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME).

Hai nước cần có sự cải tiến về cơ cấu trong đó chính phủ và các đối tác kinh doanh cần làm việc đồng bộ và cải thiện kết nối vận tải biển giữa đôi bên.

Ông Verma cũng nói thêm rằng sự công nhận lẫn nhau của Ấn Độ và Việt Nam về các tiêu chuẩn và chứng nhận sẽ có tác động tích cực đến ngành thương mại và máy móc điện.

Trong khi đó, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ Đỗ Thanh Hải cho rằng dòng chảy của các cơ hội kinh tế và thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam bất chấp đại dịch và trao đổi kinh tế và thương mại sẽ phát triển trong thời gian tới.

Theo ông Đỗ Thanh Hải, có một sự tái cấu trúc của chuỗi cung ứng toàn cầu và cả hai quốc gia đều có khả năng tận dụng cơ hội. Với vị trí chiến lược của cả hai quốc gia và sự thay đổi trong cải cách, hai nước sẽ gia tăng trao đổi thương mại và tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu trong tương lai gần./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.