Báo Đức: Kinh tế Ukraine đang kiệt quệ dù IMF nỗ lực giúp đỡ

Theo Deutsche Wirtschafts Nachrichten, mặc dù IMF đã rất nỗ lực giúp Ukraine phục hồi kinh tế, nhưng mối đe dọa siêu lạm phát trong nền kinh tế nước này vẫn tiếp diễn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Theo báo Đức Deutsche Wirtschafts Nachrichten, mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã rất nỗ lực giúp Ukraine phục hồi kinh tế, nhưng mối đe dọa siêu lạm phát trong nền kinh tế nước này vẫn tiếp diễn và Ukraine đang mấp mé bờ vực phá sản.

Ngân hàng Quốc gia Ukraine mới đây cho biết lạm phát của nước này trong năm 2015 đã tăng hơn 44%, so với con số chỉ là 24,9% năm ngoái.

Tờ báo trên đánh giá chính sách kinh tế vụng về cùng nạn tham nhũng trầm trọng và cuộc nội chiến ở miền Đông Ukraine đang đưa đất nước này đến bờ vực phá sản.

Với sự giúp đỡ "từ thủ thuật pháp lý," IMF đã cố gắng ngăn chặn đà suy sụp của nền kinh tế Ukraine. Để việc trả nợ cho Nga không trở thành mối nguy treo lơ lửng trên đầu Chính phủ Ukraine, IMF đã sửa đổi quy tắc để có thể cung cấp các khoản vay cho cả những quốc gia đang trong tình trạng vỡ nợ.

Chỉ riêng trong năm nay, Ukraine đã nhận được gần 10 tỷ USD tiền cho vay từ IMF và các nhà tài trợ quốc tế khác, nhưng vẫn không đủ sức cải thiện thực trạng kinh tế.

Tờ báo trên nhận định n ếu lạm phát tiếp tục leo thang, nền kinh tế vẫn kiệt quệ thì chẳng mấy chốc Kiev sẽ sớm cạn kiệt, không chỉ về nguồn vay tín dụng mà cạn kiệt cả sự tin cậy.

Tại thời điểm hiện tại, Ukraine đang thực sự sống sót nhờ vào các khoản vay từ những người đóng thuế ở châu Âu và Mỹ, nơi mà chính quyền các nước không cần hỏi xem những người đóng thuế đó liệu có muốn “bơm” tiền của họ cho một quốc gia đang tuyệt vọng về kinh tế như Ukraine hay không, bài báo nhận định./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.