Bến Tre xác định giải pháp đột phá phát triển kinh tế-xã hội nhanh

Năm 2023, tỉnh Bến Tre phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, tích hợp; phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu; thu hút đầu tư.
Bến Tre xác định giải pháp đột phá phát triển kinh tế-xã hội nhanh ảnh 1Các đại biểu chủ trì Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI(. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre)

Sáng 1/12, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bến Tre nhằm tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy năm 2022, thảo luận, triển khai nghị quyết năm 2023, đã kết thúc sau 1,5 ngày làm việc.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Thọ nhấn mạnh năm 2023 là năm bản lề, có tính chất quan trọng trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Do đó, các cấp ủy, các ngành tập trung dồn sức, tăng tốc mạnh mẽ với khí thế cao nhất để triển khai thực hiện, phấn đấu và nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết năm 2023 ngay từ đầu năm; có giải pháp mạnh mẽ triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả phương châm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 cũng là chủ đề năm 2023: “Dân chủ-Kỷ cương-Đồng thuận-Sáng tạo-Phát triển.”

Hội nghị thảo luận và thống nhất với 24 chỉ tiêu chủ yếu và 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp quan trọng, thiết thực nhằm tập trung thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong năm 2023. 

[Bưởi da xanh của Bến Tre xuất khẩu sang Hòa Kỳ sau 6 năm đàm phán]

Tỉnh ủy Bến Tre tiếp tục lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Trung ương 5, Trung ương 6 khóa XIII, các Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, phù hợp với mục tiêu chung của tỉnh và thực tiễn của ngành, đơn vị, địa phương. Tỉnh tổ chức các hoạt động, lễ kỷ niệm cấp quốc gia 110 năm Ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát.

Cùng với đó, tỉnh tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ phong trào thi đua “Đồng Khởi mới” trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội; khơi dậy và phát huy ý chí, khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm triển khai thực hiện phong trào thi đua đạt kết quả.

Địa phương chú trọng đề cao trách nhiệm, tính tiến công của người đứng đầu, lan tỏa đến từng cán bộ, đảng viên, tạo chuyển biến đồng bộ trong cả hệ thống chính trị, sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong xử lý, giải quyết công việc.

Tỉnh ủy Bến Tre đã thông qua các mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2023. Tỉnh khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi doanh nghiệp hoạt động ổn định, phát triển; tổ chức chu đáo, thành công hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh.

Bến Tre tập trung khắc phục các tồn tại, hạn chế, chủ động đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2023, phấn đấu giải ngân đạt 100%; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tham mưu quyết định chủ trương đầu tư và giải ngân vốn đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, phân tán nguồn lực và mất nhiều thủ tục hành chính.

Địa phương tiếp tục thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, tích hợp; phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu; thu hút, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo.

Tỉnh tập trung tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có kết quả triển khai Đề án xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú, Châu Thành và Bình Đại, phấn đấu huyện Mỏ Cày Nam cơ bản đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới.

Bí thư Tỉnh ủy đánh giá, với sự chủ động, quyết tâm, đồng thuận, cả hệ thống chính trị đã tập trung, nỗ lực từng bước vượt qua khó khăn, vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch COVID-19, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh năm 2022 đạt một số kết quả cụ thể.

Việc tổ chức quán triệt, phổ biến chủ đề “Đồng thuận-Sáng tạo-Phát triển” đã tạo sự thống nhất nhận thức, hành động trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Đáng chú ý, kinh tế-xã hội của tỉnh có sự phục hồi và đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực như tốc độ tăng trưởng GRDP đạt khoảng 9%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; giá trị sản xuất ở các khu vực đều tăng, nhất là khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng trưởng khá; hoạt động sản xuất, kinh doanh được phục hồi và phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu tăng khá; huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng so cùng kỳ; thu ngân sách đạt tương đối cao.

Đến nay, tỉnh có 18/25 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết; 5/25 chỉ tiêu xấp xỉ đạt; 1/25 chỉ tiêu đạt trên 70%; 1 chỉ tiêu không đạt (kéo giảm đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật).

Tuy nhiên, theo Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Thọ, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, khó khăn, thách thức như Đảng viên vi phạm kỷ luật tăng, trong đó cấp ủy viên chiếm tỷ lệ còn cao.

Việc phổ biến, quán triệt chủ đề năm: “Đồng thuận-Sáng tạo-Phát triển” còn hạn chế, nhất là ở cơ sở. Kinh tế đang trong xu hướng phục hồi nhưng so với mục tiêu tăng trưởng của Nghị quyết nhiệm kỳ (8,5-9,5%) sẽ là thách thức lớn.

Ngoài ra, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt chậm (đến ngày 24/11/2022 mới đạt 58,22% so với kế hoạch); quá trình triển khai một số công trình, dự án còn gặp khó khăn, chậm tiến độ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.