Bức tranh được-mất khi xuất khẩu vào Anh nếu Brexit không thỏa thuận

Kịch bản Brexit “không thỏa thuận” có thể gây thiệt hại cho các nền kinh tế nhỏ hơn đang giao dịch với Vương quốc Anh, nhưng lại mang đến lợi thế lớn cho Trung Quốc và nhiều đối tác thương mại khác.
Bức tranh được-mất khi xuất khẩu vào Anh nếu Brexit không thỏa thuận ảnh 1Một phương tiện vận chuyển chở đầy xe Honda rời khỏi nhà máy của nhà sản xuất ôtô ở Swindon của Anh. (Nguồn: AFP)

Kịch bản Brexit “không thỏa thuận” có thể gây thiệt hại cho các nền kinh tế nhỏ hơn đang giao dịch với Vương quốc Anh, nhưng lại mang đến lợi thế lớn cho Trung Quốc và nhiều đối tác thương mại khác.

Báo cáo mới công bố “Brexit không thỏa thuận - hàm ý đối với các nước đang phát triển” của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cho thấy Vương quốc Anh và các đối tác thương mại tương lai cần đẩy nhanh các thỏa thuận song phương để tránh thiệt hại trong trường hợp Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà không đạt được thỏa thuận.

Trường hợp Brexit “không thỏa thuận," xuất khẩu của EU sang Anh có thể sẽ giảm trên 34 tỷ USD, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ (hơn 2 tỷ USD), Hàn Quốc (714 triệu USD).

Đáng chú ý, Campuchia - hiện được miễn thuế xuất khẩu vào thị trường Anh do thuộc nhóm nước thu nhập thấp, được dự báo đứng thứ bảy trong số những nước có thể bị giảm xuất khẩu vào Anh, khoảng 159 triệu USD.

Trong khi đó, Trung Quốc đứng đầu danh sách các nước được dự báo sẽ có lợi nhất từ Brexit “không thỏa thuận” với mức xuất khẩu sang Anh tăng thêm hơn 10 tỷ USD, tiếp theo là Mỹ (trên 5 tỷ USD), Nhật Bản (gần 5 tỷ USD). Nam Phi là nước đứng thứ năm trong danh sách với mức xuất khẩu có thể tăng thêm 3 tỷ USD và là nước châu Phi được hưởng lợi nhiều nhất trong số đối tác thương mại châu lục này với Anh.

Trong số các nước Đông Nam Á, Thái Lan được dự đoán đứng thứ tư (tăng gần 4 tỷ USD), Việt Nam đứng thứ chín (tăng 780 triệu USD) trong số các nước sẽ có mức tăng xuất khẩu sang Anh lớn nhất.

[IMF: Brexit không thỏa thuận có thể gây cú sốc kinh tế nghiêm trọng]

Giám đốc thương mại và hàng hóa quốc tế của UNCAD Breela Coke-Hamilton cho biết Brexit không chỉ là một vấn đề của riêng khu vực.

Khi Anh rời bỏ 27 đối tác Liên minh châu Âu, các nước ngoài EU sẽ có khả năng xuất khẩu vào thị trường của Anh.

Theo bà Coke-Hamilton, việc Vương quốc Anh thực hiện dự định giảm thuế đối với các nước được hưởng Tối huệ quốc (MFN) sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh tương đối của các nước xuất khẩu lớn, như Trung Quốc, Mỹ, có thể đẩy lùi thị phần của các nước kém cạnh tranh khác.

Các hiệp định song phương và các chương trình ưu đãi đơn phương của EU tạo điều kiện rất thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của nhiều nước đang phát triển tiếp cận thị trường Anh.

Để duy trì những điều kiện thuận lợi hiện nay, các nước đang phát triển và là đối tác thương mại của Anh, cũng như các nước là bên thứ ba trong các thỏa thuận trên cần phải nhanh chóng tiến hành đàm phán với Anh về khả năng tiếp tục thực hiện các thỏa thuận hiện nay.

EU hiện có khoảng 70 hiệp định thương mại, nhưng những hiệp định này không đương nhiên được lưu dung với Vương quốc Anh hậu Brexit và các cuộc đàm phán cần có thời gian./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.