Các hãng xe lớn lao đao vì kinh tế Trung Quốc "giảm tốc"

Thị trường ôtô Trung Quốc - thị trường ôtô lớn nhất thế giới đang bước vào giai đoạn "giảm tốc" khiến một loạt các hãng xe lớn trên thế giới lao đao.
Các hãng xe lớn lao đao vì kinh tế Trung Quốc "giảm tốc" ảnh 1Một bãi đỗ ôtô mới sản xuất tại một nhà máy ôtô ở Vũ Hán, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Cùng với nền kinh tế nói chung, thị trường ôtô Trung Quốc - thị trường ôtô lớn nhất thế giới đang bước vào giai đoạn "giảm tốc" khiến một loạt các hãng xe lớn trên thế giới lao đao.

Trong diễn biến mới nhất, hai hãng xe BMW và Toyota đã phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ thị trường ôtô Trung Quốc.

BMW cho biết việc giảm tốc độ tăng trưởng giao hàng ở thị trường Trung Quốc có thể buộc hãng hạ thấp mục tiêu lợi nhuận của năm nay.

Việc giảm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc và một nền kinh tế suy giảm đã tác động tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng và trong tháng Sáu, thị trường xe lớn nhất thế giới lần đầu tiên trong hơn hai năm qua đã giảm tốc độ tăng trưởng.

Những diễn biến tiêu cực trên buộc BMW phải cắt giảm sản xuất 16.000 xe tại Trung Quốc trong năm nay.

Toyota cũng cảnh báo chi phí bán hàng của hãng tại Trung Quốc đang tăng lên tại thời điểm người tiêu dùng đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu.

Trước BMW và Toyota, Ford Motor cùng Volkswagen, cả hai đều có nhà máy ở Trung Quốc, cũng bày tỏ sự thận trọng với diễn biến xấu của nền kinh tế Trung Quốc.

Ford dự kiến ​​một sự suy giảm tiềm năng hàng năm trong doanh số bán hàng toàn ngành công nghiệp ôtô ở Trung Quốc, lần đầu tiên trong 17 năm qua. Hoạt động giao hàng của Volkswagen đã giảm trong nửa đầu năm nay - lần giảm đầu tiên trong 10 năm qua.

Ngành công nghiệp ôtô ở Trung Quốc đang phải vật lộn để thích nghi với những gì mà hãng BMW gọi là "bình thường" của một thị trường đã phát triển gấp tám lần kể từ năm 2000 để trở thành thị trường lớn nhất thế giới.

Trong một bài viết hôm thứ Ba (4/8), Max Warburton, một nhà phân tích thị trường ôtô châu Âu và châu Á của hãng Sanford C. Bernstein, viết: "Những điều tốt có thể trở nên tồi tệ từ đây khi thị trường tiếp tục xấu đi.."

Sự suy thoái ở Trung Quốc khiến biên độ lợi nhuận của BMW co lại 8,4% trong nửa đầu năm nay, xuống dưới các đối thủ Audi và Mercedes-Benz.

Nhưng bất chấp những lo ngại về diễn biến kinh tế "u ám" trước mắt tại Trung Quốc, BMW vẫn nhìn thấy tiềm năng dài hạn tốt ở thị trường này.

"Chúng tôi đã có kinh nghiệm đối phó với sự bất ổn trong các thị trường mới nổi," Giám đốc điều hành BMW Harald Krueger cho biết trong một hội nghị qua điện thoại với các phóng viên hôm thứ Ba (4/8), và nói thêm rằng Trung Quốc vẫn là một thị trường phát triển, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất xe hơi cao cấp.

Cũng trong ngày 4/8, Toyota công bố lợi nhuận hoạt động hàng quý của hãng giảm xuống dưới mức dự báo. Tetsuya Otake, một quản lý ở Toyota, nói với các phóng viên ở Tokyo rằng: "chi phí bán hàng đã tăng lên và giá bán cũng đi xuống một chút." "Điều này làm cho doanh nghiệp của chúng tôi ở Trung Quốc khá khó khăn. Môi trường kinh doanh này ngày càng khó khăn hơn."

Tuy nhiên, cũng giống như BMW, Toyota vẫn tin tưởng vào triển vọng của thị trường Trung Quốc. Hãng xe Nhật Bản cho biết họ sẽ bắt đầu đưa vào sản xuất dây chuyền lắp ráp ôtô mới tại Thiên Tân, Trung Quốc, vào giữa năm 2018. Dây chuyền sản xuất ôtô này sẽ cho phép Toyota cho ra được 100.000 xe mỗi năm.

Peter Fuss, một đối tác của đơn vị tư vấn kinh doanh thuộc Công ty EY (Đức) nhận định sẽ rất khó để có được mức tăng trưởng hai ​con số một lần nữa nhưng thị trường Trung Quốc vẫn là một thị trường đầy tiềm năng. Ông Fuss dự đoán mức tăng trưởng của thị trường ôtô Trung Quốc sẽ ổn định trong khoảng 5-8%./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.