Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn Thư và Lưu trữ Nhà nước, tổ chức Triển lãm “Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử" tại Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn Thư và Lưu trữ Nhà nước, tổ chức Triển lãm “Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử" tại Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Triển lãm là sự tri ân, tôn vinh những chiến công, sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; qua đó, góp phần tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ ra sức học tập công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Triển lãm là sự tri ân, tôn vinh những chiến công, sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; qua đó, góp phần tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ ra sức học tập công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Triển lãm “Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử” giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Triển lãm “Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử” giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đại tá Đinh Xuân Hòa - Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhấn mạnh, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam; là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường, sức mạnh của khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đại tá Đinh Xuân Hòa - Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhấn mạnh, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam; là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường, sức mạnh của khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đây không chỉ ghi dấu ấn vĩ đại và chiến công hiển hách trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, mà còn tác động mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đây không chỉ ghi dấu ấn vĩ đại và chiến công hiển hách trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, mà còn tác động mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Triển lãm giới thiệu nhiều hình ảnh, hiện vật, tài liệu quý được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Cục Văn Thư và Lưu trữ Nhà nước. Trong đó có nhiều tư liệu, hình ảnh, hiện vật lần đầu giới thiệu tới công chúng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Triển lãm giới thiệu nhiều hình ảnh, hiện vật, tài liệu quý được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Cục Văn Thư và Lưu trữ Nhà nước. Trong đó có nhiều tư liệu, hình ảnh, hiện vật lần đầu giới thiệu tới công chúng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tiêu biểu như: Bản kết luận của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị cán bộ Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/2/1954; Súng trung liên do tổ chiến đấu của anh hùng Bế Văn Đàn sử dụng trong trận đánh tại Mường Pồn (Lai Châu), tháng 12/1953; Bản đồ Điện Biên Phủ thu được của quân Pháp, Đại tá Đào Văn Trường – Quyền Tư lệnh Đại đoàn Công pháo 351 đã sử dụng chỉ huy pháo binh trong chiến dịch; Sơ đồ tác chiến do Cục tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu vẽ, phục vụ cho Sở Chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ,... (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tiêu biểu như: Bản kết luận của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị cán bộ Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/2/1954; Súng trung liên do tổ chiến đấu của anh hùng Bế Văn Đàn sử dụng trong trận đánh tại Mường Pồn (Lai Châu), tháng 12/1953; Bản đồ Điện Biên Phủ thu được của quân Pháp, Đại tá Đào Văn Trường – Quyền Tư lệnh Đại đoàn Công pháo 351 đã sử dụng chỉ huy pháo binh trong chiến dịch; Sơ đồ tác chiến do Cục tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu vẽ, phục vụ cho Sở Chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ,... (Ảnh: PV/Vietnam+)
Rất nhiều hiện vật và tư liệu quý giá giúp du khách tham quan có một cái nhìn tổng thể về cuộc kháng chiến chống Pháp và chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Rất nhiều hiện vật và tư liệu quý giá giúp du khách tham quan có một cái nhìn tổng thể về cuộc kháng chiến chống Pháp và chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Triển lãm được chia thành 3 phần: Phần 1 trưng bày phản ánh những thắng lợi quân sự sau 8 năm tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; chủ trương của Đảng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954; vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ; âm mưu, kế hoạch và bố trí binh lực của thực dân Pháp ở “pháo đài bất khả xâm phạm” Điện Biên Phủ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Triển lãm được chia thành 3 phần: Phần 1 trưng bày phản ánh những thắng lợi quân sự sau 8 năm tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; chủ trương của Đảng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954; vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ; âm mưu, kế hoạch và bố trí binh lực của thực dân Pháp ở “pháo đài bất khả xâm phạm” Điện Biên Phủ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Phần 2 trưng bày thể hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng mở Chiến dịch Điện Biên Phủ; sự chuẩn bị mọi mặt, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong chiến dịch; quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – Tổng Chỉ huy, Bí thư Đảng ủy chiến dịch; quá trình chiến đấu quả cảm, ngoan cường, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta trên các mặt trận làm nên chiến thắng vẻ vang “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu." (Ảnh: PV/Vietnam+)
Phần 2 trưng bày thể hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng mở Chiến dịch Điện Biên Phủ; sự chuẩn bị mọi mặt, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong chiến dịch; quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – Tổng Chỉ huy, Bí thư Đảng ủy chiến dịch; quá trình chiến đấu quả cảm, ngoan cường, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta trên các mặt trận làm nên chiến thắng vẻ vang “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu." (Ảnh: PV/Vietnam+)
Phần 3 sẽ giới thiệu Điện Biên ngày nay vươn mình, phát triển mạnh mẽ; nơi có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng – an ninh, điểm đến hấp dẫn về văn hóa và du lịch. Hệ thống các di tích lịch sử gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ được gìn giữ, bảo tồn và phát huy, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Phần 3 sẽ giới thiệu Điện Biên ngày nay vươn mình, phát triển mạnh mẽ; nơi có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng – an ninh, điểm đến hấp dẫn về văn hóa và du lịch. Hệ thống các di tích lịch sử gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ được gìn giữ, bảo tồn và phát huy, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Các chiến lợi phẩm quân ta thu được của quân Pháp. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Các chiến lợi phẩm quân ta thu được của quân Pháp. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những chiếc gùi thô sơ mà đồng bào các dân tộc đã tải hàng trăm cân lương thực lên tiếp viện cho quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những chiếc gùi thô sơ mà đồng bào các dân tộc đã tải hàng trăm cân lương thực lên tiếp viện cho quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những công cụ thô sơ giúp quân đội Việt Nam kéo những khẩu pháo nặng hàng tấn lên chiến trường Điện Biên. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những công cụ thô sơ giúp quân đội Việt Nam kéo những khẩu pháo nặng hàng tấn lên chiến trường Điện Biên. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thư của Hồ Chủ tịch gửi các cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thư của Hồ Chủ tịch gửi các cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sơ đồ chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sơ đồ chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thư của tướng Nava viết ngày 11/5/1954 đề nghị Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho phép sơ tán tù binh là thương binh ở Điện Biên Phủ bằng máy bay. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thư của tướng Nava viết ngày 11/5/1954 đề nghị Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho phép sơ tán tù binh là thương binh ở Điện Biên Phủ bằng máy bay. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Kèn đồng của đội Quân nhạc sử dụng trong Lễ duyệt binh ngày 1/1/1955 tại. Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức duyệt binh đánh dấu sự kiện lớn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Kèn đồng của đội Quân nhạc sử dụng trong Lễ duyệt binh ngày 1/1/1955 tại. Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức duyệt binh đánh dấu sự kiện lớn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiến lợi phẩm thu được của Tướng De Castries là một hiện vật khá đặc biệt. Đây là cây gậy không giống với gậy chỉ huy hay gậy chống bình thường. Nó được làm bằng hợp kim nhôm, dài xấp xỉ 85 cm, đường kính thân gần 1,5 cm. Đầu gậy mòn, được gắn một miếng nhôm có tác dụng chống lún. Tay cầm là hai khung nhôm hình thang cân, khi chống chập lại, cạnh lớn để nắm chống, cạnh nhỏ liên kết với thân gậy bằng một chốt sắt có thể xòe mở tạo ra thành chiếc ghế ngồi nghỉ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiến lợi phẩm thu được của Tướng De Castries là một hiện vật khá đặc biệt. Đây là cây gậy không giống với gậy chỉ huy hay gậy chống bình thường. Nó được làm bằng hợp kim nhôm, dài xấp xỉ 85 cm, đường kính thân gần 1,5 cm. Đầu gậy mòn, được gắn một miếng nhôm có tác dụng chống lún. Tay cầm là hai khung nhôm hình thang cân, khi chống chập lại, cạnh lớn để nắm chống, cạnh nhỏ liên kết với thân gậy bằng một chốt sắt có thể xòe mở tạo ra thành chiếc ghế ngồi nghỉ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những dụng cụ thô sơ mà quân ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những dụng cụ thô sơ mà quân ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Mũ nan của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Can sử dụng trong trận đánh đồi Him Lam lần đầu giới thiệu tới công chúng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Mũ nan của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Can sử dụng trong trận đánh đồi Him Lam lần đầu giới thiệu tới công chúng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Triển lãm mở cửa đón khách tham quan từ ngày 23/4/2024 và kéo dài đến hết tháng 5/2024 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Triển lãm mở cửa đón khách tham quan từ ngày 23/4/2024 và kéo dài đến hết tháng 5/2024 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Cận cảnh hơn 300 hiện vật của trận Điện Biên Phủ đang được trưng bày ở Hà Nội

Triển lãm giới thiệu nhiều hình ảnh, hiện vật, tài liệu quý được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Cục Văn Thư và Lưu trữ Nhà nước.