Căng thẳng địa chính trị đẩy giá vàng châu Á tăng trở lại

Giá vàng châu Á đảo chiều đi lên sau bốn phiên giảm liên tiếp trước đó do các nhà đầu coi vàng là một kênh đầu tư an toàn, trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ-Trung ngày càng “leo thang.”
Căng thẳng địa chính trị đẩy giá vàng châu Á tăng trở lại ảnh 1(Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong phiên giao dịch đầu tuần 20/5, giá vàng châu Á đảo chiều đi lên sau bốn phiên giảm liên tiếp trước đó do các nhà đầu coi vàng là một kênh đầu tư an toàn, trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ-Trung ngày càng “leo thang” với lệnh cấm mới liên quan tới tập đoàn Huawei (Trung Quốc) và lời đe dọa mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Tehran.

Mở cửa phiên này, tại thị trường châu Á, giá vàng giao ngay tăng 0,1%, lên 1.278,06 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng Mỹ kỳ hạn tăng 0,2% lên mức 1.278 USD/ounce.

Trước đó một ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra lời đe dọa hủy diệt Iran khi trên mạng xã hội khi trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Trump viết: "Nếu Iran muốn tham chiến, đó sẽ là sự chấm dứt chính thức của Iran" và cảnh báo Tehran "đừng bao giờ đe dọa nước Mỹ một lần nữa."

[Giá vàng châu Á vững giá, rời mức cao nhất trong một tháng]

Trong khi đó, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ngày càng tăng cao khi một nguồn tin cho hay Google đã tạm dừng hợp tác với Huawei, yêu cầu chuyển giao các sản phẩm phần cứng, phần mềm, dịch vụ kỹ thuật, trừ những dịch vụ công khai thông qua cấp phép nguồn mở.

Vàng được sử dụng như một khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế hoặc địa chính trị.

Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho biết lượng vàng do quỹ này nắm giữ cuối tuần qua đã tăng 0,4% lên 736,17 tấn, tăng 2,94 tấn so với phiên trước đó./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.