Câu lạc bộ Paris giãn nợ cho nhiều quốc gia nghèo nhất thế giới

Các nước chủ nợ thuộc Câu lạc bộ Paris và Nhóm G20 đồng ý hoãn thời hạn trả phần lớn các khoản nợ đáo hạn trong năm 2020 cho những quốc gia nghèo nhất thế giới đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19.
Câu lạc bộ Paris giãn nợ cho nhiều quốc gia nghèo nhất thế giới ảnh 1Một bà mẹ mang con bị suy dinh dưỡng tới khám tại bệnh viện ở Gao, Mali. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Mali đã trở thành quốc gia châu Phi đầu tiên được hưởng quyền giãn trả nợ từ các quốc gia chủ nợ thuộc Câu lạc bộ Paris.

Các nước chủ nợ thuộc Câu lạc bộ Paris và Nhóm G20 đã đồng ý hoãn thời hạn trả phần lớn các khoản nợ đáo hạn trong năm 2020 cho những quốc gia nghèo nhất thế giới đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19.

Ngoài Mali, có 4 quốc gia khác cũng được hưởng đặc quyền này, gồm Nepal, Grenada và Cộng hòa Dominicana.

[Dịch COVID-19: Cơ hội giảm bớt gánh nặng tài chính cho các nước nghèo]

Phóng viên TTXVN thường trú tại Bắc Phi cho biết theo danh sách hiện tại của Câu lạc bộ Paris, có tất cả 77 quốc gia với tổng số nợ lên đến 36 tỷ USD, có thể được xem xét để hoãn, giãn hoặc xóa nợ trong năm nay.

Trong số trên có 41 quốc gia thuộc khu vực châu Phi-Hạ Sahara đang vay nợ khoảng 19 tỷ USD. Hiện 20 nước đang ở giai đoạn xem xét cuối cùng để có thể được hưởng các quyền ưu đãi về thanh toán nợ.

Việc đóng cửa biên giới, áp đặt giới nghiêm tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới đã làm đảo lộn kinh tế toàn cầu, gây áp lực cho nguồn thu tài chính của các chính phủ.

Trong khi đó, các nước cũng phải chi nhiều triệu USD cho các hạng mục y tế nhằm đối phó dịch bệnh.

Câu lạc bộ Paris hy vọng việc giãn, giảm và hoãn nợ sẽ giúp các quốc gia nghèo trên thế giới có thêm nguồn lực để phòng chống dịch bệnh cũng như tái khôi phục nền kinh tế. Các khoản nợ đến hạn trong năm nay sẽ được chuyển thanh toán trong 3 năm tới, bắt đầu từ năm 2022.

Câu lạc bộ Paris là một nhóm không chính thức, bao gồm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Nhóm nước này thời gian gần đây đã phối hợp với các quốc gia mới nổi trong Nhóm G20 như Trung Quốc, Ấn Độ, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ để cung cấp các khoản vay song phương cho các nước nghèo hoặc đang phát triển./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.