Chỉ số sản xuất công nghiệp của cả nước tăng 6,5% trong 7 tháng qua

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Bảy vừa qua ước tính tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 7 tháng tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của cả nước tăng 6,5% trong 7 tháng qua ảnh 1Dây chuyền sản xuất khép kín từ bông, sợi, dệt tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)

Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Bảy vừa qua ước tính tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 7 tháng của năm nay, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 7,2% của cùng kỳ năm 2016 nhưng cao hơn mức tăng 6,3% của 6 tháng đầu năm nay.

Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,2%; riêng ngành khai khoáng giảm 7,5%.

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, trong các ngành công nghiệp, một số ngành có chỉ số sản xuất 7 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, sản xuất kim loại tăng 34,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tăng 15%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 11,5%...

[Công bố Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam]

Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm đó là, sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất xe có động cơ cùng tăng 6,4%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 4,3%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 10,8%.

Trong 7 tháng năm nay, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ năm trước như tivi tăng 36,6%; thép cán tăng 25,2%; sắt, thép thô tăng 24,4%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 20,4%; phân urê tăng 15,2%; sữa bột tăng 12,6%; điện sản xuất tăng 8,2%...

Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm như xe máy, than đá tăng trên 4%; điện thoại di động tăng 0,6%; ôtô lắp ráp giảm 0,7%; khí đốt thiên nhiên giảm 8,3%; dầu thô khai thác giảm 11,5%; khí hóa lỏng giảm 14,3%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn tăng so với cùng kỳ năm trước như Thái Nguyên tăng 21%, Hải Phòng tăng 20,5%, Bắc Ninh tăng 13%, Đà Nẵng tăng 10,6%, Hải Dương tăng 9,9%, Thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,5%, Hà Nội tăng 6,1%, Vĩnh Phúc tăng 5,2%...

Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, chỉ số tồn kho toàn ngành này tại thời điểm 01/7 vừa qua tăng 10,4% so với cùng thời điểm năm trước.

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung như sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 5,8%; sản xuất trang phục tăng 5,1%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 2,9%; dệt giảm 1,1%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 18,9%.../.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.