Chuyên gia Singapore: Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể từ RCEP

Báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc ngân hàng DBS Singapore nhấn mạnh RCEP mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng cường xuất khẩu sang các đối tác thuộc hiệp định và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chuyên gia Singapore: Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể từ RCEP ảnh 1Nhiều cơ hội về hợp tác thương mại và đầu tư được mở ra khi thực thi hiệp định RCEP. (Ảnh: TTXVN)

Trang Capital.com của Anh ngày 14/2 đăng bài nhận định Việt Nam được kỳ vọng trở thành nước hưởng lợi đáng kể từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP, có hiệu lực vào đầu năm 2022) - vốn được nhiều người coi là thỏa thuận thương mại tự do (FTA) lớn nhất thế giới.

Báo cáo mới đây của nhóm nghiên cứu thuộc ngân hàng DBS Singapore nhấn mạnh các mức thuế hiệu quả của Việt Nam đối với thương mại nội khối RCEP ở mức trung bình và thấp hơn so với Hàn Quốc và Trung Quốc.

Trong khi đó, hội nhập thương mại giữa Việt Nam và các thành viên RCEP đã ở mức cao và sẽ ngày càng chặt chẽ hơn khi các công ty khai thác lợi ích của RCEP.

Việt Nam liên tục nhập khẩu một lượng hàng hóa đáng kể từ các đối tác RCEP.

[Các nhà đầu tư nước ngoài lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam]

Báo cáo cũng lưu ý RCEP mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng cường xuất khẩu sang các đối tác thuộc hiệp định.

Bên cạnh đó, RCEP còn mang lại lợi ích cho Việt Nam trong việc tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Báo cáo của ngân hàng Singapore nêu rõ: “Dù Singapore tiếp tục nhận được tỷ trọng lớn của FDI, dòng vốn vào Việt Nam đang có xu hướng cao hơn và được xếp hạng trong 3 nước nhận nhiều FDI nhất trong ASEAN+6 (ASEAN cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand). Việt Nam tiếp tục có nhiều lợi thế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài”./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.