Công bố Top 5 thị phần môi giới hàng hóa lớn nhất Việt Nam năm 2021

Theo đánh giá của Sở Giao dịch Hàng hóa, các thứ hạng không có sự thay đổi so với năm 2020, nhưng cơ cấu thị phần của các công ty trong Top 5 đã có sự thay đổi theo hướng tích cực và cân bằng hơn.
Công bố Top 5 thị phần môi giới hàng hóa lớn nhất Việt Nam năm 2021 ảnh 1Top 5 thị phần môi giới hàng hóa lớn nhất Việt Nam năm 2021. (Nguồn: MXV)

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) vừa công bố Top 5 thị phần môi giới hàng hóa lớn nhất Việt Nam năm 2021.

Vị trí dẫn đầu thị phần môi giới hàng hóa trong năm 2021 thuộc về Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Gia Cát Lợi, chiếm 35,6% khối lượng giao dịch. Đứng thứ hai là Công ty cổ phần hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh (HCT) với 18,2% thị phần. Công ty cổ phần Saigon Futures xếp thứ ba với 12,2%. Xếp thứ tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư quốc tế Hữu Nghị (Finvest), chiếm 9,4%. Cuối cùng là Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa quốc tế (MXL) với 3,3%.

Theo đánh giá của MXV, các thứ hạng không có sự thay đổi so với năm 2020, nhưng cơ cấu thị phần của các công ty trong Top 5 đã có sự thay đổi theo hướng tích cực và cân bằng hơn.

Tổng kết năm 2021, khối lượng giao dịch hàng hóa tại MXV tăng 55% so với năm 2020. Giá trị giao dịch trung bình mỗi ngày đạt 3.500 tỷ đồng, trong đó đã xuất hiện nhưng phiên có giá trị giao dịch trên 7.000 tỷ đồng, là mức kỷ lục của thị trường hàng hóa Việt Nam từ trước tới nay.

Tính đến ngày 31/12/2021, MXV đang niêm yết giao dịch 31 mặt hàng, chia thành 4 nhóm: nông sản, năng lượng, nguyên liệu công nghiệp và kim loại.

Dầu đậu tương vẫn tiếp tục là mặt hàng có tỉ trọng giao dịch lớn nhất trong năm 2021, đạt 16,4%. Tiếp đến là ngô và lúa mỳ Chicago lần lượt chiếm 12,6% và 12% tổng khối lượng giao dịch tại MXV.

Xét về mức độ tăng trưởng, MXV cho biết không có gì bất ngờ khi nhóm năng lượng chứng kiến dòng tiền tăng mạnh trong năm qua, với các biến động lớn của giá dầu thô.

[HNX sẽ nghiên cứu tổ chức thị trường phái sinh trên hàng hóa]

Khối lượng giao dịch dầu thô WTI tăng hơn 10 lần so với năm ngoái. Dầu thô WTI và dầu thô Brent lần lượt đứng thứ 5 và thứ 9 trong số các mặt hàng có tỉ trọng giao dịch nhiều nhất tại MXV.

Cũng theo báo cáo của khối Quản lý giao dịch, trong năm 2021, số lượng tài khoản giao dịch mở mới tại MXV đạt gần 7.000 tài khoản, nâng tổng số tài khoản trên thị trường hàng hóa lên gần mốc 20.000 tài khoản./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.