COVID-19: Xét nghiệm tìm kháng thể không cho chính xác tỷ lệ mắc bệnh

Xét nghiệm huyết thanh tại một thời điểm duy nhất có khả năng không phản ánh hết số người từng nhiễm virus SARS-CoV-2, và người có kết quả âm tính không có nghĩa là chưa từng nhiễm virus này.
COVID-19: Xét nghiệm tìm kháng thể không cho chính xác tỷ lệ mắc bệnh ảnh 1Nhân viên y tế xét nghiệm mẫu dịch để phát hiện các trường hợp nhiễm COVID-19 tại Rabat, Maroc, ngày 25/11/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Các cuộc khảo sát để xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bằng cách xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể có thể không đáng tin cậy, bởi các protein chống các tác nhân gây bệnh này thường có "tuổi thọ" ngắn.

Kết luận trên được đưa ra trong nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tiến hành và công bố ngày 25/11.

Tới nay, câu hỏi liệu sự suy giảm các kháng thể chống virus SARS-CoV-2 có làm tăng nguy cơ tái nhiễm hay không vẫn còn bỏ ngỏ. Người ta cho rằng nếu tái tiếp xúc với virus SARS-CoV-2, hệ miễn dịch của hầu hết mọi người sẽ tạo ra các kháng thể mới, cũng như các tế bào miễn dịch có khả năng tiêu diệt các tế bào đã bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới của CDC đã nêu bật một hạn chế quan trọng của các nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh dựa trên xét nghiệm huyết thanh vốn đang được thực hiện trên khắp thế giới, qua đó hiểu rõ hơn về số người thực sự nhiễm các loại virus không làm xuất hiện triệu chứng.

Máu gồm hai thành phần chính là các tế bào máu và huyết tương. Huyết tương sau khi được loại bỏ các yếu tố đông máu sẽ trở thành huyết thanh. CDC đã thu thập các mẫu huyết thanh từ các nhân viên y tế tuyến đầu tại 13 bệnh viện trong thời gian từ 3/4-19/6 năm nay và theo dõi khoảng hai tháng sau đó.

Tính chung, 194 trong số 3.248 người tham gia khảo sát (tương đương 6%) có kháng thể có thể phát hiện được với virus SARS-CoV-2 ngay lần đầu tiên được xét nghiệm.

[Bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh không có nguy cơ tái nhiễm trong 6 tháng]

Trong số những người tham gia khảo sát có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, 156 người đồng ý xét nghiệm lại trong khoảng thời gian sau 50-91 ngày. Trong nhóm này, 94% ghi nhận mức kháng thể sụt giảm, trong đó có 28% không sản xuất kháng thể chống virus SARS-CoV-2 đủ đến ngưỡng được coi là dương tính.

Các tác giả nghiên cứu cho rằng kết quả này cho thấy xét nghiệm huyết thanh tại một thời điểm duy nhất có khả năng không phản ánh hết số người từng nhiễm virus SARS-CoV-2, và người có kết quả xét nghiệm huyết thanh âm tính không có nghĩa là chưa từng nhiễm virus này. Những người có xuất hiện triệu chứng mắc COVID-19 có mức kháng thể ban đầu cao hơn những người bị nhiễm mà không có triệu chứng.

Ở hầu hết những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, cơ thể đều sản sinh kháng thể trong một vài tuần tiếp theo, trong đó những người mắc bệnh ở thể nhẹ hơn hoặc không có triệu chứng lại sản sinh ít kháng thể hơn.

Do đó, kết quả của nghiên cứu trên đặt ra câu hỏi đối với quan niệm sử dụng các kết quả xét nghiệm huyết thanh của cá nhân để xác định từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay chưa.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có hạn chế trong việc sử dụng hiệu quả "huyết tương dưỡng," được lấy từ bệnh nhân mắc COVID-19 đã bình phục, trong điều trị bệnh ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.