Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ phòng, chống dịch

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết năm nay, Bộ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là các nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất vắcxin.
Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ phòng, chống dịch ảnh 1Xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm nhiễm và nghi nhiễm COVID-19 tại labo. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Trong tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp thời gian vừa qua và hiện nay tại một số địa phương tình hình dịch vẫn khó lường, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết năm nay, Bộ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là các nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất vắcxin.

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đơn vị chức năng cung cấp thông tin khoa học và công nghệ liên quan đến tình hình dịch, tiêu chuẩn kỹ thuật kịp thời phục vụ hiệu quả việc phòng, chống dịch COVID-19.

Để hỗ trợ công tác phòng chống dịch hiệu quả, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ động bố trí nguồn lực thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu phòng, chống dịch COVID-19, tập trung cùng với các bộ, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong nhập khẩu, nghiên cứu và sản xuất vắcxin.

Điển hình, ngay từ những ngày đầu khi dịch xuất hiện tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về dịch tễ học, virus học, phác đồ điều trị đặc biệt là chế tạo bộ sinh phẩm (bộ KIT) phát hiện virus, sau đó nhiều bộ KIT được các đơn vị nghiên cứu chế tạo thành công đưa vào sản xuất đại trà phục vụ công tác phòng, chống dịch.

[Khoa học công nghệ giải quyết nhiều vấn đề kinh tế-xã hội bức thiết ]

Có thể nói, bộ kit Real-Time RT-PCR one step phát hiện virus SARS-CoV-2 là một trong những nhiệm vụ khoa học và công nghệ đầu tiên được nghiên cứu và thực hiện thành công, đưa vào sản xuất đại trà trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn ISO 13485, phòng thí nghiệm (Labo) nghiên cứu đạt tiêu chuẩn ISO Class 8.

Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học Viện Quân y nhấn mạnh các nhà khoa học thuộc Học viện Quân y và Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á đã triền khai các hướng nghiên cứu quy trình, chủ động phòng chống dịch với tinh thần sáng tạo, nỗ lực, bộ kít Real-Time RT-PCR one step phát hiện virus SARS-CoV-2 đã được nghiên cứu thành công.

Tiếp nối thành công, Học viện Quân y tiếp tục triển khai nghiên cứu vắcxin, để đẩy nhanh tiến độ và rút ngắn thời gian nghiên cứu, Học viện Quân y phối hợp với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cùng nghiên cứu để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch. Theo đó, việc nghiên cứu vắcxin tại tại 2 địa điểm có thể rút ngắn 50% thời gian nghiên cứu từ 6 tháng xuống còn 3 tháng.

Trung tướng Đỗ Quyết, sau khi tiêm mũi vắcxin thử nghiệm đầu tiên, cuối tháng Ba tới đây sẽ tiêm mũi vắcxin thứ 2 và đến cuối tháng Tư tới có kết quả nghiên cứu giai đoạn 2 đáp ứng được yêu cầu liên quan đến tính an toàn và đặc biệt, tính sinh miễn dịch sẽ tiếp tục nghiên cứu giai đoạn 3 vào đầu tháng Năm tới.

Dự kiến, thành công, giai đoạn 3 vắcxin Nano Covax sẽ thử nghiệm lâm sàng trên 10.000-15.000 người và có thể mở rộng việc lựa chọn các đối tượng tham gia để đảm bảo tính phổ rộng cũng như những vấn đề liên quan đến tính khoa học./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.