Tọa lạc trên đồi F, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, công trình Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ được khởi công vào ngày 13/3/2021 - đúng ngày Kỷ niệm 67 năm Ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là một trong những công trình có thiết kế độc đáo của Kiến trúc sư Phạm Trung Hiếu - Giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tọa lạc trên đồi F, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, công trình Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ được khởi công vào ngày 13/3/2021 - đúng ngày Kỷ niệm 67 năm Ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là một trong những công trình có thiết kế độc đáo của Kiến trúc sư Phạm Trung Hiếu - Giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đồi F là một trong 45 điểm di tích thành phần thuộc quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đồi F là một trong 45 điểm di tích thành phần thuộc quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ trên di tích đồi F là công trình thể hiện sự trang nghiêm, linh thiêng, xứng tầm với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và những hy sinh to lớn của các liệt sỹ, đồng bào cả nước tại Chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ trên di tích đồi F là công trình thể hiện sự trang nghiêm, linh thiêng, xứng tầm với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và những hy sinh to lớn của các liệt sỹ, đồng bào cả nước tại Chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để lên dâng hương các anh hùng, liệt sỹ, đồng bào tại Đền thờ du khách sẽ đi qua 199 bậc đá với 3 lớp không gian có kiến trúc độc đáo, mỗi lớp không gian, mỗi chi tiết dù nhỏ nhất của thiết kế trong công trình đều có ý nghĩa riêng, gửi gắm vào đó là những câu chuyện, những tình cảm tri ân sâu sắc nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để lên dâng hương các anh hùng, liệt sỹ, đồng bào tại Đền thờ du khách sẽ đi qua 199 bậc đá với 3 lớp không gian có kiến trúc độc đáo, mỗi lớp không gian, mỗi chi tiết dù nhỏ nhất của thiết kế trong công trình đều có ý nghĩa riêng, gửi gắm vào đó là những câu chuyện, những tình cảm tri ân sâu sắc nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tổng thể không gian Đền thờ trên di tích đồi F có diện tích gần 0,5ha, thiết kế kế thừa bố cục kiến trúc truyền thống với nhiều lớp không gian, bố cục thắt mở được chia thành 3 không gian chính: Không gian dẫn nhập (từ vị trí cổng vào đến Sân dẫn nhập); Không gian tưởng niệm (gồm sân tĩnh tâm và Hồ tưởng niệm); Không gian tâm linh - Đền thờ chính. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tổng thể không gian Đền thờ trên di tích đồi F có diện tích gần 0,5ha, thiết kế kế thừa bố cục kiến trúc truyền thống với nhiều lớp không gian, bố cục thắt mở được chia thành 3 không gian chính: Không gian dẫn nhập (từ vị trí cổng vào đến Sân dẫn nhập); Không gian tưởng niệm (gồm sân tĩnh tâm và Hồ tưởng niệm); Không gian tâm linh - Đền thờ chính. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Không gian dẫn nhập là không gian đầu tiên của Đền thờ, là nơi diễn ra các sự kiện và tổ chức hoạt các động tri ân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Không gian dẫn nhập là không gian đầu tiên của Đền thờ, là nơi diễn ra các sự kiện và tổ chức hoạt các động tri ân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đường dẫn số 1 là một bức tường vòng cung có nhiều lỗ rỗng như tàn tích của chiến tranh, như những cái lô cốt, để mỗi khách tham quan khi đi qua đó sẽ cảm thấy những họng súng từ trong lỗ châu mai của quân Pháp từ đó sẽ cảm nhận được rằng những người lính bắt đầu phải đối mặt với những gian nguy. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đường dẫn số 1 là một bức tường vòng cung có nhiều lỗ rỗng như tàn tích của chiến tranh, như những cái lô cốt, để mỗi khách tham quan khi đi qua đó sẽ cảm thấy những họng súng từ trong lỗ châu mai của quân Pháp từ đó sẽ cảm nhận được rằng những người lính bắt đầu phải đối mặt với những gian nguy. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phía trên là hình vòng tròn tạo khoảng không giao lưu với bầu trời, đồng thời cũng có ý nghĩa như 1 vành hoa đỏ trong câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:"Chín năm làm một Điện Biên. Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phía trên là hình vòng tròn tạo khoảng không giao lưu với bầu trời, đồng thời cũng có ý nghĩa như 1 vành hoa đỏ trong câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:"Chín năm làm một Điện Biên. Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo Ban quản lý khu di tích, di tích Đồi F được lựa chọn để xây dựng đền thờ là bởi đây là ngọn đồi lịch sử từng chứng kiến trận đánh ác liệt nhất của các chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Nơi đây còn là ngọn đồi có diện tích đất rộng, có địa hình dạng đồi lượn sóng chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đỉnh đồi tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi về địa thế để xây dựng đền thờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo Ban quản lý khu di tích, di tích Đồi F được lựa chọn để xây dựng đền thờ là bởi đây là ngọn đồi lịch sử từng chứng kiến trận đánh ác liệt nhất của các chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Nơi đây còn là ngọn đồi có diện tích đất rộng, có địa hình dạng đồi lượn sóng chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đỉnh đồi tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi về địa thế để xây dựng đền thờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trên hai tuyến đường vòng hai bên là hai bức phù điêu khắc họa hình ảnh người chiến sỹ Điện Biên Phủ, được tạo hình dáng bởi những lỗ đạn với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, với hàm ý là những người lính ở Điện Biên Phủ đã phải nếm trải những làn đạn ác liệt của quân thù. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trên hai tuyến đường vòng hai bên là hai bức phù điêu khắc họa hình ảnh người chiến sỹ Điện Biên Phủ, được tạo hình dáng bởi những lỗ đạn với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, với hàm ý là những người lính ở Điện Biên Phủ đã phải nếm trải những làn đạn ác liệt của quân thù. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Không gian tưởng niệm gồm sân tĩnh tâm và hồ tưởng niệm được tạo hình bởi các vòng tròn đồng tâm, có ý nghĩa tạo sự tập trung, tĩnh tâm trước khi đến với không gian tâm linh, bao quanh là đồi được đắp cao hơn so với khu sân ở bên ngoài để nhấn mạnh thêm lần nữa, đến gần hơn nữa với trận chiến tại lòng chảo Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Không gian tưởng niệm gồm sân tĩnh tâm và hồ tưởng niệm được tạo hình bởi các vòng tròn đồng tâm, có ý nghĩa tạo sự tập trung, tĩnh tâm trước khi đến với không gian tâm linh, bao quanh là đồi được đắp cao hơn so với khu sân ở bên ngoài để nhấn mạnh thêm lần nữa, đến gần hơn nữa với trận chiến tại lòng chảo Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hồ tưởng niệm hình bán nguyệt tượng trưng cho con ngươi trong mắt của người chiến sỹ khi ngã xuống. Lòng hồ được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, vào buổi tối khi ánh điện sáng lên sẽ tỏa bóng lung linh trên mặt nước như những ngọn nến trong đêm. 56 cây đèn đặt chính giữa tượng trưng cho 56 ngày đêm bão lửa của chiến dịch Điện Biên Phủ, 56 cây đèn tạo thành hình ngôi sao năm cánh tượng trưng ngôi sao trên lá quốc kỳ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hồ tưởng niệm hình bán nguyệt tượng trưng cho con ngươi trong mắt của người chiến sỹ khi ngã xuống. Lòng hồ được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, vào buổi tối khi ánh điện sáng lên sẽ tỏa bóng lung linh trên mặt nước như những ngọn nến trong đêm. 56 cây đèn đặt chính giữa tượng trưng cho 56 ngày đêm bão lửa của chiến dịch Điện Biên Phủ, 56 cây đèn tạo thành hình ngôi sao năm cánh tượng trưng ngôi sao trên lá quốc kỳ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tiếp nối giữa không gian tưởng niệm với không gian tâm linh là đường hầm dốc dài 39m, rộng 7,5 m. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tiếp nối giữa không gian tưởng niệm với không gian tâm linh là đường hầm dốc dài 39m, rộng 7,5 m. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước đường hầm khắc dòng chữ "Quyết chiến, Quyết thắng." Đây là dòng chữ được in trên lá cờ Bác Hồ trao cho các đại đoàn quân trước khi lên đường ra mặt trận, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” đã trở thành biểu tượng, là kim chỉ nam trong toàn chiến dịch, động viên các đơn vị ra sức thi đua lập công và hoàn thành nhiệm vụ trong mỗi trận đánh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trước đường hầm khắc dòng chữ "Quyết chiến, Quyết thắng." Đây là dòng chữ được in trên lá cờ Bác Hồ trao cho các đại đoàn quân trước khi lên đường ra mặt trận, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” đã trở thành biểu tượng, là kim chỉ nam trong toàn chiến dịch, động viên các đơn vị ra sức thi đua lập công và hoàn thành nhiệm vụ trong mỗi trận đánh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ở giữa đường hầm có 4 cây cột tượng trưng cho tứ trụ có khắc trích dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp kỷ niệm 10 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những giá trị cốt lõi yêu nước cùng sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ở giữa đường hầm có 4 cây cột tượng trưng cho tứ trụ có khắc trích dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp kỷ niệm 10 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những giá trị cốt lõi yêu nước cùng sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Không gian tâm linh gồm đền thờ chính, nhà tiền tế, 2 khối Tả vu, hữu vu tất cả đều làm bằng gỗ Lim. Không gian thờ tự tại Đền thờ chính như chiếc cầu nối linh thiêng giữa cuộc sống hiện tại của con người với cõi thiêng của đất trời, là nhịp cầu vô hình nối kết, giao hòa giữa hai cõi âm dương. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Không gian tâm linh gồm đền thờ chính, nhà tiền tế, 2 khối Tả vu, hữu vu tất cả đều làm bằng gỗ Lim. Không gian thờ tự tại Đền thờ chính như chiếc cầu nối linh thiêng giữa cuộc sống hiện tại của con người với cõi thiêng của đất trời, là nhịp cầu vô hình nối kết, giao hòa giữa hai cõi âm dương. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Công trình Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ đã trở thành điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách trong hành trình tri ân, tham quan, trải nghiệm tại mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Công trình Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ đã trở thành điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách trong hành trình tri ân, tham quan, trải nghiệm tại mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Việc xây dựng, quy hoạch Đền thờ liệt sỹ Chiến trường Điện Biên Phủ đã tạo sự kết nối liên hoàn và hoàn chỉnh cho tổng thể khu vực tưởng niệm và di tích lịch sử xung quanh như: Đồi A1, Nghĩa trang liệt sỹ A1, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Việc xây dựng, quy hoạch Đền thờ liệt sỹ Chiến trường Điện Biên Phủ đã tạo sự kết nối liên hoàn và hoàn chỉnh cho tổng thể khu vực tưởng niệm và di tích lịch sử xung quanh như: Đồi A1, Nghĩa trang liệt sỹ A1, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên đã gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sỹ Chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên đã gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sỹ Chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Đền thờ liệt sỹ Điện Biên Phủ: Tri ân những anh hùng ngã xuống vì độc lập

Đền thờ liệt sỹ tại thành phố Điện Biên Phủ không chỉ có kiến trúc độc đáo mà mỗi chi tiết của công trình dù đều mang một ý nghĩa đặc biệt, kết hợp hài hòa giữa yếu tố lịch sử, văn hóa và tâm linh...