Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ

Đình chính không có tường vách ngăn che, tất cả đều để trống, chỉ một lan can có chấn song hình con tiện bao quanh ba mặt đến tường của Hậu cung; lại cả khánh đồng, khánh đá không đâu ở Việt Nam có.
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 1Đình Mông Phụ (Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) được xây dựng trên một khu đất trung tâm và cao nhất của làng, rộng khoảng 1.800m². Đình được xây dựng vào năm 1533, thời Vua Mạc Đăng Doanh. Về sau, đình được tôn tạo, tu sửa vài lần, nhưng vẫn giữ nguyên dạng kiến trúc, điêu khắc ở đầu thế kỷ 19. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 2Ngôi đình được xây dựng theo kiểu chữ 'Công' (chữ Hán: 工), gồm nghi môn (cổng chính), sân đình, tả mạc (nhà bên trái), hữu mạc (nhà bên phải) và đại đình (hay tòa đại bái, tức tòa đình chính). Ngoài ra, ở bên ngoài đình (phía tay phải từ đình nhìn ra) có nhà xích hậu. Đây là nơi tiếp khách, và là nơi chuẩn bị lễ trước khi vào đình. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 3Nghi môn gồm bốn trụ vuông xây gạch, hai trụ lớn và hai trụ nhỏ. Bốn đầu trụ tạo tác lồng đèn hình vuông có chạm nổi tứ linh, trên đỉnh hai trụ lớn có hai con sư tử ngồi nhìn ra phía giữa, đỉnh hai trụ nhỏ đội hai bình hoa. Ba mặt trụ có các câu đối chữ Hán chạm nổi. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 4Sân đình rộng, lát gạch Bát Tràng; hai bên có tả hữu mạc, mỗi nhà có năm gian nhỏ - đây là nơi thờ tổ tiên các dòng họ trong làng và người có công với làng… (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 5Đình chính còn gọi là tòa đại bái gồm năm gian hai chái. Mái đình hình võng nhẹ, lợp ngói mũi hài, hai đầu nóc có chạm hình hai con rồng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 6Đến Đường Lâm, du khách thường không thể bỏ qua đình làng Mông Phụ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 7Gian giữa đại đình có cửa võng hình lưỡng long chầu nguyệt sơn son thiếp vàng. Một ban thờ lớn trang trí bằng tượng rồng, hổ phù... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 8Trong đình thờ thần Tản Viên Sơn Thánh (tức thần Tản Viên), là một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt (Tứ bất tử), làm Thành hoàng làng. Cùng với chùa Mía, đình Mông Phụ là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật ở làng cổ Đường Lâm. Trong nội thất của đình hiện còn bảo lưu được rất nhiều hiện vật quý báu có giá trị. Một bàn thờ lớn trang trí bằng tượng rồng, hổ phù ngậm chữ 'Thọ.' (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 9Cụ Hà Văn Dực, người trông coi đình Mông Phụ cho biết cổ vật mà không ở đình nào có trên cả nước ở đây là khánh đồng, khánh đá đặt hai bên tả hữu mạc. Đặc biệt, ngôi đình này không có ván bưng các mặt mà hoàn toàn để trống, nghĩa là một không gian hoàn toàn mở đúng nghĩa. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn của đình Mông Phụ so với các ngôi đình cổ nổi tiếng khác, như đình Bảng ở Bắc Ninh, đình Trà Cổ ở Móng Cái (Quảng Ninh)… (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 10Khánh đồng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 11Khánh đá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 12Mái đình trang trí hình rồng. Xung quanh khu vực đình Mông Phụ là vùng đất linh thiêng, đời nào cũng sinh ra anh kiệt nổi tiếng như Giang Văn Minh, Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn… (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 13Góc mái uốn ngược lên thành hình rồng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 14Những đầu dư của các xà ở gian chính và những kẻ hiên là những trọng điểm để trang trí. Những môtíp trang trí như rồng, hổ, cá, chim, hoa lá, mây,... đều được chạm nổi, chạm lộng hoặc chạm ren. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 15Đình Mông Phụ đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1984. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 16Theo quan niệm của dân làng, đình Mông Phụ đặt trên đầu rồng mà hai chiếc giếng ở hai bên là hai con mắt. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình cổ Mông Phụ: Kiến trúc độc đáo và khác biệt của đồng bằng Bắc Bộ ảnh 17Hậu cung hay đình trong là một tòa nhà nối ba gian giữa của đình ngoài kéo dài ra phía sau như cán chày. Vách tường ngoài của hậu cung, hàng rào và một số công trình khác của của đình Mông Phụ được làm bằng đá ong. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Cổng nhà rêu phong cùng phần mái ngói đặc trưng của kiến trúc làng cổ Việt. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Cự Đà - làng cổ lưu dấu hồn xưa giữa phố thị

Cự Đà là ngôi làng cổ nổi tiếng thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, sở hữu những căn nhà mang nét truyền thống, mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, giao thoa hài hòa với vẻ cổ kính đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông.