Ông đã chọn các cựu chiến binh là nhân vật chính trong cuộc thử nghiệm nghệthuật mới mà ông ấp ủ ngay từ lần đầu tiên đặt chân tới Việt Nam cách đây 13năm.
Ngoài đồ dùng cá nhân tối thiểu không thể thiếu cho chuyến đi qua nửa vòng tráiđất do ông tự trang trải kinh phí, hành trang của nghệ sĩ nhiếp ảnh từng "sưutầm" được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế này đầy ắp những thiết bị cầnthiết, trong đó có những thứ phải sắm mới, có thể đáp ứng yêu cầu rất cao củamột dự án mà ông tin chắc rằng sẽ đạt kết quả tốt đẹp, từ máy ảnh kỹ thuật sốhiện đại đến máy chụp phim khổ lớn theo kiểu cổ, chân máy, đèn flash công suấtlớn, máy đo sáng...
Với bề dày lịch sử chống ngoại xâm, Việt Nam có những "di sản" quý báu. Đó lànhững cựu chiến binh, những người đã có đóng góp quyết định vào thành công củacác cuộc kháng chiến chống xâm lược được cả thế giới biết đến, và là nhân chứngvô giá của một thời chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc.
Có điều may mắn là chiến tranh đã lùi vào quá khứ, thế nhưng cùng với thời gian,"di sản" vô giá này cũng dần dần "ra đi". Vì vậy, Jorge Monaco muốn ghi lại hìnhảnh các cựu chiến binh cho các thế hệ mai sau.
Với sự hỗ trợ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Trung tâm báo chí BộNgoại giao, Hội cựu chiến binh thành phố Hà Nội và Đại sứ quán Việt Nam tạiArgentina, nhiếp ảnh gia Monaco đã có bước khởi đầu tốt đẹp trong việc thực hiệndự án của mình.
Ông đã tới tận nhà các cựu chiến binh, vì theo suy nghĩ của ông, các bức ảnh nhưvậy sẽ phản ánh rõ nét hơn cuộc đời họ cũng như phong tục tập quán của ngườiViệt Nam nói chung. Ông tâm sự: "Tôi muốn ghi lại hình ảnh của họ như là nhữngnhân chứng lịch sử nhưng với cách tiếp cận mang tính nhân văn."
Cũng chính vì vậy, các cựu chiến binh được ông thu vào trong ống kính mang cấpbậc khác nhau, thực hiện những trọng trách khác nhau trong quân ngũ, thuộc nhiềudân tộc, nhiều địa phương, nam có, nữ có.
Trong chuyến thăm này, ông Monaco cũng đã ghi lại hình ảnh một số cựu chiến binhbị nhiễm chất độc da cam/dioxin, coi đó là sự tiếp cận đầu tiên tới chủ đề nạnnhân chất độc da cam/dioxin mà ông dự kiến sẽ đi sâu tìm tòi khám phá.
Ông Monaco cho biết với những bức ảnh chụp trong chuyến thăm này, ông dự địnhtrước mắt sẽ mở triển lãm ảnh tại Argentina cũng như tại bất cứ nơi nào có thể ởMỹ Latinh và châu Âu.
Ngoài ra, ông sẽ cho đăng tải chúng trên các tạp chí ảnh nghệ thuật và cácphương tiện thông tin đại chúng nhằm quảng bá văn hóa cũng như những giá trị vàlịch sử của một đất nước mà ông hết sức mến mộ bởi cuộc đấu tranh vì tự do vàquyền tự quyết của mình.
Sinh năm 1957, năm 1983 ông Monaco bắt đầu tham gia các cuộc thi ảnh quốc gia,và từ năm 1985 tham gia các cuộc thi quốc tế.
Trong 5 năm liền, từ năm 1985-1989, ông luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng cácnghệ sĩ nhiếp ảnh Argentina. Các tác phẩm của ông được gửi tham gia các cuộc thiảnh ở 27 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã giành được nhiều giải thưởng.
Năm 1989, ông là một trong số 27 nhiếp ảnh gia trên thế giới có tác phẩm đượcchọn để trưng bày tại Đức nhân kỷ niệm 150 năm ngày ngành nhiếp ảnh ra đời.
Ông là một trong 10 nhiếp ảnh gia đại diện cho Argentina tham dự Cúp thế giớiảnh nghệ thuật đen trắng do Liên đoàn nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế (FIAP) tổchức tại Bỉ năm 1989 và tại cuộc thi quan trọng này, Argentina đã đoạt Cúp vàng.
Đóng góp vào thành tích này một phần quan trọng là tấm Huy chương vàng FIAP traocho bức ảnh của ông.
Hiện Monaco là Giám đốc một trường nhiếp ảnh nghệ thuật do ông mở tại thủ đôBuenos Aires. Sau chuyến thăm Việt Nam đầu tiên, ông Monaco đã tổ chức triển lãmnhững bức ảnh tiêu biểu giới thiệu tới công chúng Argentina một đất nước vớinhững con người cần cù, yêu lao động, mến khách, từng để lại cho ông nhiều ấntượng tốt đẹp trong chuyến thăm.
Triển lãm được tổ chức tại trụ sở Hạ nghị viện Argentina ở thủ đô Buenos Airesvới sự có mặt của nhiều nghị sĩ và quan chức Quốc hội và đông đảo những ngườihâm mộ nghệ thuật nhiếp ảnh Argentina. Đây không chỉ là triển lãm ảnh đầu tiênvề Việt Nam của một nghệ sĩ nhiếp ảnh Argentina mà còn là triển lãm ảnh đầu tiênđược tổ chức tại trụ sở Quốc hội của quốc gia Nam Mỹ này.
Ông Monaco cho biết ông có kế hoạch quay lại mảnh đất mà ông đã "phải lòng" nàyđể tiếp tục khám phá và có thêm những tác phẩm, để sau đó tập trung chúng lạitrong một một cuốn sách ảnh.
Ông tin rằng "nếu điều đó trở thành hiện thực thì nó sẽ là sự kết thúc hoàn hảocủa dự án ảnh nghệ thuật về Việt Nam," đất nước mà trong chuyến thăm nàytiếp tục đem lại cho ông những bất ngờ thú vị bởi những thành tựu rất tuyệt vờitrong phát triển kinh tế-xã hội mà ông may mắn được hai lần trực tiếp chứngkiến./.