Dự báo châu Á là một động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu

Trong năm 2023, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, châu Á được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiếp tục thúc đẩy sản xuất, thương mại, đầu tư và hội nhập tài chính, gắn kết khu vực.
Dự báo châu Á là một động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu ảnh 1Gạo được bày bán tại một siêu thị ở Bangkok, Thái Lan. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)

Tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2023, Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Ahmed Said cho biết ngân hàng này dự kiến thị trường thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm nay với tốc độ dưới 1%, trong khi các thị trường ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ nổi lên như một động lực chủ yếu cho tăng trưởng toàn cầu.

Theo báo cáo thường niên của BFA, tốc độ tăng trưởng khu vực châu Á trong năm 2023 có thể đạt 4,5%, cao hơn mức 4,2% trong năm 2022.

Báo cáo nhận định trong năm 2023, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, châu Á được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiếp tục thúc đẩy sản xuất, thương mại, đầu tư và hội nhập tài chính cũng như gắn kết khu vực.

Theo đó, BFA dự báo châu Á sẽ trở thành “điểm sáng” trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm.

Phát biểu tại họp báo ngày 28/3, Tổng thư ký BFA, ông Lý Bảo Đông (Li Baodong) nhận định châu Á sẽ trở thành một trụ cột quan trọng để kích thích tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế toàn cầu trong 2023.

Theo ông, trong hoàn cảnh hiện nay, với những thay đổi và biến động chưa từng có trong một thế kỷ qua, các quốc gia châu Á phải đối mặt với nhiều thách thức đã trở thành động lực tăng trưởng đáng tin cậy mà cả thế giới có thể dựa vào. 

[Diễn đàn Bác Ngao dự báo châu Á tăng trưởng GDP 4,5% trong năm nay]

Tổng thư ký BFA lưu ý rằng các nước châu Á đang phục hồi không đồng đều. Ông cũng đánh giá tình hình khủng hoảng trong lĩnh vực lương thực, năng lượng, tiền tệ và chăm sóc sức khỏe đang có tác động bất lợi nghiêm trọng đối với các nền kinh tế khu vực. 

Ngoài ra, ông cho rằng gánh nặng nợ đối với một số quốc gia đang phải đối mặt với tình hình phức tạp gia tăng trong bối cảnh bất ổn trên thế giới.

Ông nhấn mạnh: “Các vấn đề này cần được giải quyết thông qua các nỗ lực trong khu vực châu Á, bằng cách củng cố và hợp tác chặt chẽ hơn giữa khu vực và phần còn lại của thế giớ.i.

Hội nghị thường niên BFA 2023 diễn ra từ ngày 28-31/3 tại Bác Ngao, thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc, với sự tham gia của hơn 2.000 đại biểu từ 50 quốc gia và khu vực.

Trong khuôn khổ hội nghị, các cuộc thảo luận nhóm được tiến hành, tập trung vào nhiều chủ đề - từ phát triển kinh tế, những vấn đề địa chính trị đến hội nhập khu vực và biến đổi khí hậu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.