Đưa vào sử dụng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá hiện đại nhất

Đưa vào sử dụng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá hiện đại nhất hiện nay

Tàu Lý Sơn 168, biển kiểm soát QNg 96699 TS là tàu dịch vụ hậu cần nghề cá được hỗ trợ theo Nghị định 67/2014/CP-NĐ lớn nhất và hiện đại nhất hiện đại nhất hiện nay.
Đưa vào sử dụng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá hiện đại nhất hiện nay ảnh 1Đóng tàu công suất lớn tại Hợp tác xã đóng - sửa tàu thuyền Cổ Lũy (thành phố Quảng Ngãi). (Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm/TTXVN)

Ngày 9/3, tại cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã khánh thành, bàn giao và đưa vào sử dụng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá Lý Sơn 168.

Con tàu được xem là tàu dịch vụ hậu cần nghề cá được hỗ trợ theo Nghị định 67/2014/CP-NĐ về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ lớn nhất và hiện đại nhất hiện nay.

Tàu Lý Sơn 168, biển kiểm soát QNg 96699 TS do Công ty cổ phần thủy sản Lý Sơn thực hiện có tổng chiều dài 45,68m, chiều rộng 7,69m, chiều cao 4,2m; mớn nước 3m.

Tàu có công suất 810 CV với tổng vốn đầu tư trên 31,7 tỷ đồng; trong đó vốn vay của Agribank chi nhánh Lý Sơn, Quảng Ngãi là 25,7 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của chủ tàu.

Ông Vũ Văn Hội, Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Lý Sơn, chủ tàu, cho biết, tàu được lắp đặt 2 máy cattermilar mới 100% do Mỹ chế tạo và 4 máy phát điện với tổng công suất 395 kW. Tàu còn được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại, trong đó máy bơm hút cá với công suất 200 tấn/giờ do châu Âu chế tạo, máy tạo đá vẩy từ nước biển với công suất 5 tấn/ngày đêm; các hệ thống kho cấp đông, hầm lạnh bọc inox 304 đạt tiêu chuẩn châu Âu, cùng hệ thống thông tin liên lạc hiện đại...

Tàu được thiết kế có vận tốc đạt 12 hải lý/giờ với trọng tải 674 tấn. Bên cạnh đó, tàu có sức chuyên chở 90m3 dầu D.O, 6.000 cây đá lạnh, 70m3 nước ngọt, tàu còn có bể nuôi cá sống và chở được 50 tấn các nhu yếu phẩm cung cấp cho từ 25-30 tàu cá khai thác thủy sản tại ngư trường xa bờ.

Ngoài ra, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá này còn có xưởng sơ chế, phân loại sản phẩm, hệ thống kho cấp đông lạnh nhanh đạt âm 40 độ C và sức chuyên chở khoảng 300 tấn hải sản từ ngư trường về bờ tiêu thụ.

Tàu đã được Trung tâm đăng kiểm tàu cá thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giám sát quy trình đóng mới và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.

Thuyền trưởng tàu Lý Sơn 168 Trần Văn Gầu cho biết với thiết kế và trang thiết bị hiện đại, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá Lý Sơn 168 khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm như dầu, đá lạnh, nước ngọt, lương thực thực phẩm...cho các tàu bạn ở ngoài khơi xa; tạo cơ hội cho các ngư dân có thời gian bám biển dài ngày và làm ăn có hiệu quả hơn tại các vùng biển của Tổ quốc.

Tại lễ bàn giao, Quỹ "Khí phách Việt" thuộc tập đoàn Hương Sen và Bia Đại Việt, đơn vị cung cấp đầu vào cho tàu cá Lý Sơn 168 đã trao tặng 20 bộ đầu thu truyền hình số vệ tinh K+ cho các ngư dân ở ngư trường Hoàng Sa-Trường Sa./.

Đưa vào sử dụng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá hiện đại nhất hiện nay ảnh 2Lễ ký kết hợp đồng cung ứng đầu vào và bao tiêu các sản phẩm đầu ra cho các tàu khai thác xa bờ. (Nguồn: Tập đoàn Hương Sen)
Đưa vào sử dụng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá hiện đại nhất hiện nay ảnh 3Lãnh đạo Quỹ "Khí phách Việt" trao đầu K+ cho các ngư dân. (Nguồn: Tập đoàn Hương Sen)
Quỹ Khí phách Việt được Bia Đại Việt – Tập đoàn Hương Sen thành lập từ tháng 1/2016. “Khí phách Việt” thể hiện tinh thần và khí phách riêng của người Việt, luôn cổ vũ, động viên, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết để làm nên sức mạnh tổng hợp.

 Quỹ “Khí phách Việt” mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, với mong muốn chia sẻ nhiều hơn với cộng đồng, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, khơi gợi tinh thần và khí phách và tình yêu đất nước sâu sắc của con người Việt Nam. Quỹ thành lập và đi vào hoạt động cũng góp phần truyền nhiệt huyết cho nhiều hơn nữa những cá nhân điều kiện trong xã hội, cùng tham gia làm từ thiện.
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.