Tới dự buổi lễ có các thượng tọa đến từ các Thiền viện Trúc Lâm trong cảnước cùng hàng vạn chư tôn, tăng ni, phật tử gần xa. Nguyên Tổng Bí thư Lê KhảPhiêu gửi tặng bức trướng và câu đối; Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị gửilẵng hoa chúc mừng.
Sau lễ cầu nguyện, các nghệ nhân đã tiến hành rót đồng vào khuôn, côngviệc này được tiến hành cẩn trọng và tỉ mỉ. Đại Hồng Chung tại Thiền viện TrúcLâm Hàm Rồng sau khi hoàn thiện sẽ có đường kính 1,2m, nặng 1.200kg và cao 2,1m.
Tại lễ rót đồng vào khuôn, rất đông tăng ni, phật tử đã cung tiến vàng,bạc, tiền xu… cho vào nồi nấu đồng với mong muốn khi hoàn thiện, tiếng chuông sẽto, rõ và vang rền ngân xa khắp pháp giới.
Toàn bộ quá trình đúc Đại Hồng Chung do những thợ lành nghề đến từ cơ sởđúc Nguyễn Văn Niệm (phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên-Huế) thực hiện. Việcđúc Đại Hồng Chung là một Phật sự quan trọng và có ý nghĩa lịch sử đối với côngtrình Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng.
Ngoài ra, việc đúc Đại Hồng Chung còn để tưởng nhớ những anh hùng liệt sỹvà nhân dân Thanh Hóa đã hy sinh trên đồi C4 (nơi đặt Thiền Viện Trúc Lâm) đểbảo vệ huyết mạch lưu thông cầu Hàm Rồng trong cuộc chiến tranh bảo vệ, thốngnhất đất nước.
Công trình Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng được xây dựng trên đồi C4 núi HàmRồng - một địa danh văn hóa, lịch sử của Thanh Hóa.
Sau khi hoàn thành, Thiềnviện Trúc Lâm Hàm Rồng không chỉ là nơi tu học của các tăng ni, phật tử trong vàngoài tỉnh Thanh Hóa, mà còn góp phần tôn tạo danh thắng núi Hàm Rồng, góp phầnthực hiện thành công dự án (Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng) đưa nơi đây trở thànhdanh lam thắng tích, điểm tham quan du lịch thu hút du khách, tạo điều kiện đểThanh Hóa phát triển du lịch văn hóa tâm linh trong tương lai không xa./.